14/05/2023 12:01 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
"Khi bạn bỏ cuộc giữa chừng, bạn sẽ không có đủ can đảm để trở lại và bắt đầu lại một lần nữa. Bạn sẽ vẫn tiếp tục từ bỏ. Chỉ khi chúng ta kiên trì, chúng ta mới có thể thành công. Đừng từ bỏ vì một chút thất bại", bà đưa ra lời khuyên.
Cậu chuyện về một người phụ nữ cực kỳ kiên cường, sinh ra trong nghèo khó nhưng bà biết đấu tranh số phận, nỗ lực từng ngày để đổi đời. Bà dùng kinh nghiệm cá nhân để biến bản thân từ "con vịt" xấu xí trở thành "thiên nga trắng" được nhiều người ngưỡng mộ.
Bà chính là Zhou Qunfei, nữ doanh nhân tỷ đô, người sáng lập và điều hành Lens Technolog - nơi nghiên cứu, phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm ống kính, màn hình điện thoại cảm ứng,… cho hàng loạt "ông lớn" trong ngành công nghệ.
Ít ai biết rằng trước khi trở thành người phụ nữ giàu có nổi tiếng nhất Hà Nam (Trung Quốc), Zhou Qunfei từng có tuổi thơ bất hạnh, nghèo khó.
Zhou Qunfei (SN 1970) tại một ngôi làng nghèo, hẻo lánh ở Hồ Nam. Nơi bà sống lúc nhỏ được bao quanh bởi núi cao hoang vu, giao thông đi lại khó khăn.
Dù là con út trong nhà nhưng bà cực kỳ vất vả. Bởi cha bà không may bị mù, mất ngón tay do tai nạn tại nhà máy. Lên 5 tuổi, mẹ cũng qua đời khiến tuổi thơ của bà càng thêm bất hạnh.
Zhou Qunfei phải làm việc chăm chỉ mỗi ngày, sáng thì dậy sớm làm công việc nhà, đồng áng, chiều đi học về lại chăn nuôi lợn, gà.
Zhou Qunfei chia sẻ lúc đó cuộc sống nghèo khổ đến cùng cực, gia đình khó khăn không thể đáp ứng được cái ăn, cái mặc cơ bản nhất. Điều này khiến bà thấy tuyệt vọng.
Cuộc sống quá khó khăn, bà đã quyết định bỏ học từ năm 15 tuổi và rời làng, lên Thâm Quyến (Quảng Đông - Trung Quốc) để làm công nhân trong nhà máy kiếm tiền, trang trải sinh hoạt.
"Tôi đã phải thường xuyên nghĩ đến bữa ăn tiếp theo là gì và làm thế nào tôi có được nó", bà kể lại.
Bước ngoặt cuộc đời của Zhou Qunfei chính là lúc bà bắt đầu làm việc tại nhà máy sản xuất mặt kính đồng hồ với thu nhập 1 USD/ngày. Có công việc ổn định, Zhou Qunfei quyết định học tập để nâng cấp bản thân, nâng cao kiến thức và tay nghề làm việc. Sáng thì đi làm tối lại đi học bổ túc hoặc đến thư viện. Đó là tất cả công việc trong một ngày của bà lúc đó.
Zhou nói với The New York Times rằng điều kiện tại nhà máy này rất khắc nghiệt. "Tôi làm việc từ 8h sáng đến 12h sáng, và đôi khi đến 2h sáng", bà nói.
Và với nỗ lực hết mình, chỉ trong thời gian ngắn, Zhou Qunfei đã học rất nhiều môn, thông qua các kỳ thi để lấy nhiều chứng chỉ như: Chứng chỉ điều hành máy tính, kế toán, xử lý hải quan hay bằng lái xe,…
Bên cạnh đó, Zhou Qunfei cũng nuôi ý định kinh doanh. Bà từng mở một cửa hàng quần áo nhỏ của riêng mình để tích lũy thêm những kinh nghiệm về quản lý cửa hàng, quản lý kênh cung ứng,… cho tương lai.
Nhận thấy xu hướng thị trường phát triển, có điều kiện thích hợp để kinh doanh, Zhou Qunfei quyết định nghỉ việc tại nhà máy và tập trung hoàn toàn xây dựng sự nghiệp.
Năm 1993, dựa vào số tiền tiết kiệm ít ỏi sau nhiều năm cố gắng làm việc, Zhou Qunfei đã quyết định thành lập Nhà máy làm mặt kính đồng hồ Hang Seng (tiền thân của Les Technology) với số vốn 3000 USD.
Tại đây, Zhou đã học cách tự mình làm mọi thứ. Bà tự tay sửa chữa và học cách thiết kế máy móc sản xuất. Bà tự học các kỹ thuật in phức tạp để cải thiện chất lượng sản phẩm.
Ban đầu nhà máy chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ, quy mô gia đình, nhưng sau nhiều năm nỗi lực đã phát triển thành công ty lớn với doanh thu khổng lồ 4,6 tỷ USD (vào năm 2020).
Zhou Qunfei gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển nhà máy. Công việc kinh doanh chỉ vừa ổn định không bao lâu thì khủng hoảng tài chính châu Á lại ập đến, khiến nhà máy của bà bị dồn vào thế bí, gần như khó có thể tiếp tục tồn tại.
Để duy trì công việc kinh doanh, Zhou Qunfei đã bán nhà lấy tiền trang trải các khoản phí. Và rồi khó khăn cứ chồng chất khiến Zhou Qunfei từng sinh ra ý định bỏ cuộc.
Nhưng cuối cùng, Zhou Qunfei vẫn kiên trì đi qua những tháng ngày tăm tối nhất. Khởi sắc thực sự đến với bà vào năm 2003, công ty Lens Technology nhận được đơn đặt hàng lớn từ Motorola (một công ty viễn thông đa quốc gia có nguồn gốc từ Hoa Kỳ).
Motorola là người đầu tiếp cận công ty của Zhou vào năm 2003 để nhờ bà sản xuất màn hình thủy tinh cho điện thoại Razr V3 của họ. Khi đó, màn hình điện thoại hầu hết là bằng nhựa, và Motorola muốn chuyển sang dùng màn hình thủy tinh để chống trầy và cải thiện chất lượng hiển thị.
Bà kể lại: "Tôi nhận được cuộc gọi từ Motorola, và họ nói rằng 'Cô chỉ cần nói có hoặc không, và nếu câu trả lời là có, chúng tôi sẽ giúp cô thiết lập dây chuyền. Và tôi đã nói có".
Và với chất lượng sản phẩm tuyệt vời đã giúp thương hiệu của bà tạo được tiếng vang lớn. Zhou Qunfei từng bước xâm nhập thị trường quốc tế, trở thành đối tác của nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Nokia, SamSung, Apple,…
Những quan hệ đối tác này đã góp phần tạo nên đế chế Lens Technology với doanh thu 2,27 tỷ USD trong năm 2016, và 75.000 nhân công làm việc tại 32 nhà máy, sản xuất hơn 1 tỷ màn hình mỗi năm.
Có thể nói con đường khởi nghiệp trong 10 năm, từ 1993 và 2003 của Zhou Qunfei đầy gập ghềnh. Nhưng với sự chăm chỉ hơn người, sự kiên trì, nỗi lực, Zhou Qunfei đã đưa công ty phát triển từ công xưởng vô danh đến doanh nghiệp nổi tiếng. Tuy nhiên, Zhou Qunfei không phô trương sự thành công, bà kín tiếng, khiêm tốn..
Bà Zhou Qunfei cho rằng, nhiều người sẽ có một cú huých mạnh để tự tin khi họ gặp phải những thất bại. Nhưng chìa khóa để thành công là kiên trì, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn nhất.
"Khi bạn bỏ cuộc giữa chừng, bạn sẽ không có đủ can đảm để trở lại và bắt đầu lại một lần nữa. Bạn sẽ vẫn tiếp tục từ bỏ. Chỉ khi chúng ta kiên trì, chúng ta mới có thể thành công. Đừng từ bỏ vì một chút thất bại", bà đưa ra lời khuyên.
Câu chuyện thành công của bà cũng truyền cảm hứng cho mọi người, nhất là với những ai đang gặp khó khăn trong công việc, khó khăn khi khởi nghiệp. Thế giới luôn rất công bằng. Vậy nên hãy nỗ lực, cố gắng hết mình, chăm chỉ làm việc và thành công sẽ đến với bạn.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất