(Thethaovanhoa.vn) - Trong khi dịch sởi đang diễn biến phức tạp, tại Thành phố Hồ Chí Minh, dịch tay chân miệng đã bắt đầu xuất hiện và có dấu hiệu lây lan nhanh. Các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn chủ yếu rơi vào trẻ ở độ tuổi mầm non, đòi hỏi công tác phòng chống dịch có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế, giáo dục và cộng đồng.
Tái nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần
Vài tuần gần đây, tại khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tay chân miệng phải nhập viện ngày càng cao. Trung bình mỗi ngày có khoảng 40-50 ca điều trị nội trú. Dù bệnh viện đã dành 4 phòng của khoa để điều trị bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng nhưng do số lượng bệnh nhi mắc tay chân miệng quá đông, số lượng giường bệnh không đủ nên bệnh nhân phải nằm ghép, thậm chí có giường phải ghép đến 3-4 trẻ/giường bệnh. Ngay cả khu dịch vụ của khoa cũng kín giường điều trị nội trú. Hành lang của bệnh viện được người nhà tận dụng làm chỗ nghỉ ngơi chật kín lối đi.
Bị sốt cao liên tục kèm nổi mụn bọc nước ở tay, chân, bé Gia Khiêm (19 tháng tuổi, ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi Đồng 1 để khám và phát hiện bị bệnh tay chân miệng. Theo chị D.T.M.Lệ (mẹ của bé Gia Khiêm), bé có thể bị lây bệnh trong thời gian về quê và thường chơi đùa, nghịch bẩn với bùn đất. Tuy nhiên, tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện thêm bé bị nhiễm não mô cầu. Sau 5 ngày nhập viện, điều trị, tình hình sức khỏe của bé cũng đã ổn định, bé đã có thể chơi đùa.
Các bác sĩ khám cho bệnh nhi
Trong phòng điều trị trẻ mắc bệnh tay chân miệng, chị L.T.T.Vy (quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh) đang lo lắng về tình hình bệnh của cậu con trai 11 tháng tuổi. Tuy chưa được một tuổi, nhưng con trai của chị bị bệnh tay chân miệng lần này đã là lần thứ 2. Theo chị Vy, khoảng 2 tháng trước, cháu cũng mắc bệnh tay chân miệng, chủ yếu là sốt cao và phải nằm viện điều trị 1 tuần mới dứt bệnh. “Mấy hôm trước bé nổi mấy cái bọc nước, thấy hiện tượng khác lạ gia đình tôi đưa bé vào đây khám thì các bác sĩ nói bị tay chân miệng. Do bé không bị sốt mà chỉ có nổi ban hồng nhiều nên bác sĩ cho thuốc về nhà theo dõi để hạn chế lây chéo các bệnh khác. Tuy nhiên, tới đêm ngày 5/5, bé không ngủ được, bứt rứt, khó chịu nên sáng ngày 6/5, tôi đã đưa bé vào tái khám và bác sĩ bắt phải nhập viện.”- chị Vy nói.
Ghi nhận tại 2 bệnh viện nhi của Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều trường hợp tái nhiễm bệnh tay chân miệng với các triệu chứng và mức độ bệnh khác nhau. Theo bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Phó Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, hiện nay, bệnh tay chân miệng không có thuốc điều trị và thuốc dự phòng, vì vậy trẻ có thể bị mắc bệnh nhiều lần. Nếu trẻ từng bị tay chân miệng nhưng khi tiếp xúc với bệnh nhân tay chân miệng thì khả năng trẻ bị tái mắc lần 2, lần 3,… là chuyện bình thường. Khi trẻ tái nhiễm tay chân miệng vẫn phải theo dõi từ đầu để có biện pháp điều trị. Không có chuyện trẻ mắc bệnh tay chân miệng lần sau sẽ nhẹ hơn lần trước.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, trong thời gian gần đây, khoa Nhiễm của bệnh viện hàng ngày tiếp nhận và điều trị nội trú cho 30-40 trường hợp mắc bệnh tay cân miệng, các trường hợp mắc bệnh phải điều trị ngoại trú cũng đang tăng lên. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện ghi nhận 2 ca biến chứng tay chân miệng độ 3, bị tổn thương thần kinh, phải thở máy. Tay chân miệng có nhiều nhóm siêu vi gây bệnh, có trường hợp bị 3-4 lần, thậm chí là nhiều hơn. Trong đó, nhóm siêu vi EV71 là nặng nhất, có khả năng gây tử vong khá cao. Vì vậy, cách phòng chống bệnh duy nhất là phải giữ gìn vệ sinh và hạn chế lây nhiễm ở các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Chủ động phòng ngừa dịch tay chân miệng
Ghi nhận từ Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian qua thành phố đã ghi nhận gần 3.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 29% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương như huyện Củ Chi, quận 11, tỷ lệ mắc tay chân miệng cao gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm 2013. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều rơi vào trẻ em ở độ tuổi mầm non. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa có trường hợp mắc tay chân miệng biến chứng nặng phải lọc máu và tử vong.
Theo bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm và văc-xin sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh, qua phân tích tình hình dịch bệnh tay chân miệng qua các năm cho thấy: hiện nay thành phố đang ở đợt cao điểm của dịch bệnh tay chân miệng đầu tiên của năm (còn một đợt nữa sẽ rơi vào khoảng tháng 9-10). Diễn biến của dịch bệnh trong 4 tháng đầu năm cũng cho thấy tình hình dịch bệnh tay chân miệng không có gì khác so với các năm trước. Vì vậy đây là thời điểm để ngành y tế tập trung để phòng ngừa dịch bệnh này.
Bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Phó Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho rằng, khó khăn nhất của việc phòng chống dịch tay chân miệng là chưa có vắc xin phòng ngừa chính. Trong khi đó, bệnh tay chân miệng đường lây khá rộng, vừa từ đường hô hấp (nước bọt, ho,…), vừa qua đường tiêu hóa. Đồng thời, bệnh này thường gặp ở lứa tuổi mầm non, ở độ tuổi này bản thân trẻ chưa biết giữ vệ sinh cho mình, cũng như chưa biết cách hạn chế lây lan cho người xung quanh. Vì vậy, việc phòng ngừa nhiễm bệnh cần phải được thực hiện chủ động từ gia đình.
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bác sĩ Nguyễn Trần Nam lưu ý, quan trọng nhất là phải cách ly trẻ hoàn toàn cho đến khi lành bệnh mới cho đi học trở lại. Đồng thời, phụ huynh cần báo lại ngay với nhà trường và địa phương để chủ động trong công tác phòng chống dịch lây lan ra cộng đồng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh phải thực hiện làm sao để hướng dẫn bé có hành vi đúng về mặt vệ sinh như, không đưa tay vào miệng, không ngoáy mũi, ho phải biết che miệng,… để tránh lan các siêu vi gây bệnh và phải thường xuyên rửa tay cho trẻ cũng như người chăm sóc trẻ phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Hiện tại, để hạn chế tình trạng lây chéo trong bệnh viện, hai bệnh viện nhi của Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện cách ly giữa các bệnh tay chân miệng, sởi,… Riêng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, khu sởi và tay chân miệng được bố trí cách ly hoàn toàn giữa người bệnh và thân nhân nuôi bệnh. Để phòng chống dịch bệnh, từ ngày 10/5-10/6/2014, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng phối hợp với các đơn vị thực hiện Tháng vệ sinh, khử khuẩn đồng loạt ở các địa phương, nhằm hạn chế tình hình dịch bệnh như: tay chân miệng, sốt xuất huyết,… lây lan rộng ở cộng đồng.
Trong chương trình thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Belarus, sáng 12/5/2025, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Belarus.
XSMN 12/5: Xổ số miền Nam ngày 12/5/2025 gồm các tỉnh Cà Mau, Đồng Tháp và TP Hồ Chí MInh. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Hai ngày 12/5 trên Thethaovanhoa.vn.
Yura Borisov, cái tên từng chỉ quen thuộc trong giới yêu điện ảnh Nga, giờ đây đã trở thành niềm tự hào quốc gia và một ngôi sao sáng trên bầu trời Hollywood.
Sáng 12/5/2025 (15/4 năm Ất Tỵ), tại Trụ sở Trung ương Giáo hội - chùa Quán Sứ, Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025.
Cựu phụ công bóng chuyền Phạm Thị Kim Huệ, từng được mệnh danh là "hoa khôi" của làng bóng chuyền Việt Nam, vừa khiến người hâm mộ phấn khích khi đăng quang tại giải pickleball diễn ra ngày 10/5/2025 tại Hà Nội.
Tiếng hô vang “Sinner, Sinner” rộn ràng khắp Foro Italico đã chào đón sự trở lại của Jannik Sinner. Với người hâm mộ Ý, Sinner là biểu tượng không cần xin lỗi, và án phạt dường như chỉ là một chi tiết bị lãng quên.
Một ngày nọ, cựu huấn luyện viên đội tuyển Argentina Cesar Luis Menotti kể lại câu chuyện về một cuộc họp kỹ thuật của ông với ban huấn luyện đội tuyển quốc gia. Ông được mời đến xem một buổi tập của một đội ở Santa Fe.
Trước thềm chung kết Europa League 2024-25 giữa Man United và Tottenham vào ngày 21/5, cả hai đội đều đang trải qua một mùa giải Premier League đáng thất vọng, với vị trí lần lượt là thứ 16 và 17 trên bảng xếp hạng.
Vào lúc 10h00 ngày 13/5, đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ thi đấu trận tứ kết Giải vô địch futsal nữ châu Á 2025. Trước đối thủ mạnh là Nhật Bản, đội tuyển Việt Nam buộc phải duy trì sự tập trung cao độ.
Thử thách mang tên Nhật Bản ở tứ kết Giải futsal nữ châu Á 2025 là một trong những chướng ngại lớn nhất mà đội tuyển futsal nữ Việt Nam phải đối mặt trong nhiều năm qua. Nhưng thầy trò HLV Nguyễn Đình Hoàng có duyên với đối thủ này và tiếng gọi lịch sử từ chính chiến công của các đồng nghiệp nam là động lực thôi thúc họ viết nên câu chuyện kỳ diệu.
“Em Bé Chất” hồi sinh âm nhạc thiếu nhi qua MV kể chuyện "Thánh Gióng" chính thức được giới thiệu đến công chúng. Đây là sản phẩm âm nhạc mới nhất nằm trong album “Em Bé Chất” do nghệ sĩ nhí Xệ Xệ thể hiện – một gương mặt nổi bật trong lĩnh vực âm nhạc thiếu nhi hiện đại tại Việt Nam.
Không chỉ đơn thuần là chốn an cư, tổ ấm của các gia đình trẻ Thanh Hóa ngày nay còn phải là môi trường sống trọn vẹn, là bệ phóng giúp con trẻ phát triển toàn diện.
HLV Thạch Bảo Khanh khẳng định PVF CAND đã tạo ra nhiều cơ hội ghi bàn nhưng trong một ngày kém may mắn, cộng với sự xuất sắc của thủ môn Đặng Văn Lâm, đội bóng của ông đã không thể có được bàn thắng.
HLV Matt Van Pelt, tân thuyền trưởng của Hanoi Buffaloes đã có những chia sẻ đầy cảm xúc trước mùa giải mới. Được trở lại đội bóng đã từng đưa ông đến Việt Nam 8 năm trước, HLV Matt Van Pelt vô cùng hào hứng trong cương vị mới và mong muốn Hanoi Buffaloes có thể mang về danh hiệu đầu tiên tại Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam VBA.
Tin chuyển nhượng 12/5 - Thethaovanhoa.vn cập nhật những thông tin chuyển nhượng mới nhất ngày hôm nay của các CLB lớn tại châu Âu: MU, Man City, Liverpool, Real Madrid, Barcelona, Bayern Munich...
Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp cùng Viện Pháp tổ chức tọa đàm Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử "kết duyên" cùng hội họa. Sự kiện có sự tham dự của họa sĩ Clément Baloup – tác giả của hai tập truyện tranh và nhà nghiên cứu văn học Lê Nguyên Long.
Sáng 12/5, tại tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình) và Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình.