Nổ ở Sri Lanka: Tổng thanh tra cảnh sát từ chối từ chức

27/04/2019 20:51 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 27/4, một số nguồn tin thân cận với Văn phòng Tổng thống Sri Lanka cho biết Tổng thanh tra cảnh sát Pujith Jayasundara đã từ chối từ chức bất chấp Tổng thống Maithripala Sirisena đưa ra yêu cầu này sau loạt vụ tấn công đẫm máu hôm 21/4 khiến hơn 250 người thiệt mạng và 500 người bị thương.

Vụ nổ ở Sri Lanka: Tổng thống thay thế lãnh đạo quốc phòng

Vụ nổ ở Sri Lanka: Tổng thống thay thế lãnh đạo quốc phòng

Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena ngày 23/4 thông báo sẽ thay thế lãnh đạo lực lượng an ninh và quốc phòng của nước này sau thất bại trong việc ngăn chặn loạt vụ đánh bom liều chết trong dịp lễ Phục sinh vừa qua, khiến hơn 300 người thiệt mạng bất chấp việc cơ quan an ninh đã có thông tin từ trước về vụ việc.

Các nguồn tin trên cho biết ông Jayasundara đã từ chối yêu cầu của Tổng thống Sirisena. Theo Hiến pháp Sri Lanka, chỉ Quốc hội mới có thể miễn nhiệm Tổng thanh tra cảnh sát theo một quy trình kéo dài nhằm bảo vệ các sĩ quan cảnh sát khỏi sự can thiệp chính trị.

Hiện ông Jayasundara chưa đưa ra bình luận gì. Tuy nhiên, một sĩ quan cho biết ông Jayasundara chưa từ chức nhưng không đến nơi làm việc ngày 27/4.

Chú thích ảnh
Cảnh sát gác tại hiện trường một vụ nổ ở Colombo, Sri Lanka, ngày 24/4/2019. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Loạt vụ tấn công khủng bố đã gây chấn động dư luận Sri Lanka và cộng đồng quốc tế, đồng thời bộc lộ những kẽ hở trong công tác an ninh của giới chức sở tại. Ngày 24/4 vừa qua, Tổng thống Sirisena đã yêu cầu Tổng thanh tra cảnh sát Jayasundara và Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Hemasiri Fernando từ chức. Ông Sirisena cho rằng hai nhân vật này đã không chia sẻ thông tin cảnh báo trước do Cơ quan tình báo Ấn Độ cung cấp một giờ đồng hồ trước khi loạt vụ tấn công xảy ra. Ngày 25/4, ông Fernando đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống.

Được biết, trước đó, các thông tin tình báo nước ngoài đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra các vụ đánh bom liều chết do nhóm Hồi giáo trong nước National Thowheeth Jama'ath (NTJ) tiến hành nhằm vào các nhà thờ nổi tiếng tại Sri Lanka.

Tuy nhiên, thông tin này đã không được báo cáo với Thủ tướng Ranil Wickremesinghe hay các bộ trưởng hàng đầu khác. Điều này dẫn tới cuộc tranh cãi về việc cơ quan an ninh Sri Lanka đã không có hành động ngặn vụ tấn công mặc dù đã nhận được thông tin cảnh báo trước đó. Chính phủ Sri Lanka thừa nhận đã có "sai sót" lớn trong việc này. Cho tới nay, giới chức Sri Lanka cáo buộc 2 nhóm Hồi giáo trong nước là NTJ và Jammiyathul Millathu Ibrahim thực hiện loạt vụ tấn công trên. Tuy nhiên, tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã nhận là thủ phạm, dù không đưa ra bằng chứng.

Nguyễn Hằng/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm