Ngày hội truyền thông dự án Catalyst tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội

19/12/2018 16:23 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 18/12, Trường ĐHBK Hà Nội phối hợp với Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, và Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Ngày hội truyền thông Dự án CATALYST. Chương trình thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, giảng viên và sinh viên đến từ Trường ĐH Kỹ thuật Dresden (CHLB Đức), Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổ chức hợp tác Phát triển Đức và các trường đại học khu vực miền Bắc.

Ngày Phụ nữ Việt Nam: Ai bảo con gái Bách Khoa ‘khô như ngói’?

Ngày Phụ nữ Việt Nam: Ai bảo con gái Bách Khoa ‘khô như ngói’?

Một định kiến vẫn thường tồn tại trong giới sinh viên: con gái ở những trường Đại học nặng về kỹ thuật như Xây dựng, Giao thông và đặc biệt là Bách Khoa thường nằm trong tình trạng…. khá khiêm tốn về nhan sắc.

Ngày hội truyền thông Dự án CATALYST được tổ chức tại Viện Ngoại Ngữ - Đại học Bách Khoa Hà Nội (đơn vị trực tiếp thực hiện). Tham gia ngày hội có PGS Trần Văn Tớp, phó hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,  PGS.TS. Trương Ngọc Tuấn, phó hiệu trưởng trường Đại học sư phạm kĩ thuật Hưng Yên cùng một số khách mời đến từ các trường đại học khác. Bên cạnh đó, ngày hội cũng có sự góp mặt của ông Gerald Cullen đến từ đại học Kỹ thuật Dresden (Đức) và bà Susan Finke từ tập đoàn Giáo dục Pyramid.

Nhấn mạnh về ý nghĩa của Ngày hội truyền thông Dự án CATALYST, PGS Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội cho biết: “Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn hiểu được toàn bộ mục tiêu, những bước tiến và sản phẩm của Dự án, cụ thể là chương trình giảng dạy cốt lõi theo thiết kế hệ thống tín chỉ Châu Âu mà các trường đại học đối tác của Việt Nam đã xây dựng và triển khai trong đợt thí điểm lần nhất tại Việt Nam và Lào thời gian qua. Đây cũng là cơ hội để quý vị gặp gỡ và thảo luận về các vấn đề học thuật và hành chính diễn ra ở các đại học Việt Nam cũng như ở những bối cảnh giáo dục đại học khác”.

Chú thích ảnh
PGS Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội - phát biểu trong ngày hội

Trong khuôn khổ của Ngày hội được tổ chức tại Viện ngoại ngữ - Đại học Bách Khoa Hà Nội, ông Pravesh Kumar Verma – Giám đốc Chiến lược về Công nghệ và Tiếp thị trực tuyến – Language Việt Nam đã chia sẻ những thách thức và những kỹ năng cần thiết của người lao động trong thập kỷ tới. Ông đã chỉ rõ một số động lực của sự thay đổi hay các tác động đối với kỹ năng cần phải có trong thời đại 4.0.

Cũng trong chương trình của Ngày hội,  các chuyên gia đến từ CHLB Đức, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Viện Ngoại ngữ - ĐHBK Hà Nội đã trả lời các thắc mắc của cán bộ, giảng viên và sinh viên về Dự án CATALYST và Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam nhằm giúp họ có được cái nhìn tổng quan, rõ ràng nhất về mục tiêu và lợi ích mà dự án Catalyst có thể mang lại cho công tác dạy và học ở các trường đại học.

Chú thích ảnh

Các chuyên gia trả lời thắc mắc của cán bộ, giảng viên và sinh viên

Buổi chiều cùng ngày, Ban tổ chức cũng đã có tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa các nhà tuyển dụng với các sinh viên năm cuối. Hơn 150 sinh viên sắp ra trường đã được giải đáp những thắc mắc, cũng như được định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp cũng như trải nghiệm Job Interview với các nhà tuyển dụng.

Lợi ích của dự án Catalyst

Dự án CATALYST là một dự án thuộc Chương trình ERASMUS+ và được tài trợ hoàn toàn bởi cộng đồng chung châu Âu. Dự án có sự tham gia của 13 đối tác giáo dục đến từ 6 quốc gia gồm: Romania, Đức, Anh, Ireland, Việt Nam và Lào. Trong đó, Việt Nam có 6 trường đại học tham gia dự án này gồm: ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Công nghệ TP HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh.

Theo dự kiến, dự án này kéo dài trong 3 năm, từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2019. Mục tiêu của dự án Catalyst là Xây dựng và triển khai Bộ Chương trình Cốt lõi toàn diện mang tính sư phạm, trong đó áp dụng thiết kế mô-đun theo Hệ thống chuyển đổi và tích lũy tín chỉ châu Âu (ECTS)  có điều chỉnh, dành cho giáo dục hướng nghiệp ở bậc đại học của Việt Nam và Lào.

Chú thích ảnh
Các chuyên gia, khách mời cùng chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, giảng viên viện Ngoại ngữ

Bên cạnh đó, Catalyst cũng giúp xây dựng chuẩn giáo dục quốc gia và quốc tế minh bạch, cùng với các công cụ học tập và chuẩn giảng dạy tương thích với tiêu chí của Tiến trình Bologna. Nâng cao chất lượng phương pháp giảng dạy và sử dụng công cụ giảng dạy sáng tạo của các Quốc gia EU.  Hỗ trợ quá trình quốc tế hóa của các quốc gia tham gia dự án, thúc đẩy sự dịch chuyển và trao đổi cán bộ và sinh viên.  Cuối cùng, Catalyst giúp nâng cao chất lượng và sự tham gia của sinh viên tốt nghiệp vào hệ thống giáo dục và việc làm.

Sau 2 năm thực hiện, Dự án đã triển khai được các hoạt động như: Khởi động dự án tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM; Tổ chức các khóa đào tạo giáo viên tại ĐH Bách Khoa Bucharest, ĐH Kỹ thuật Dresden và ĐH Edge Hill; Hoàn thành xây dựng 12 module đào tạo chung giữa Việt Nam và Lào; Hoàn thành đợt dạy thử nghiệm lần 1 các module đã hoàn thành tại các trường đối tác tại Việt Nam và Lào; Các trường đối tác mở các buổi hội thảo và các lớp đào tạo giúp các giáo viên được đào tạo trong dự án có thể chia sẻ, trao đổi lại kiến thức đã được học và các mô-đun vừa được xây dựng cho cán bộ giảng dạy và sinh viên của họ; Hoàn thành việc chỉnh sửa các module đào tạo dựa trên góp ý của phía các trường EU.

P.V

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm