TS tâm lý học Cù Thu Hương ra mắt truyện ký ‘Paris +14’

03/12/2020 15:30 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Có tên “ Paris +14”, nhưng một phần lớn dung lượng trong cuốn truyện ký của tác giả Cù Thu Hương lại là những gì diễn ra ở Việt Nam trong mùa Covid-19.Sách do NXB Hội nhà văn ấn hành và vửa có buổi ra mắt tại Hà Nội. 

Dy Khoa - người 'đi qua hai mùa dịch'

Dy Khoa - người 'đi qua hai mùa dịch'

Dự định viết một cuốn sách về trải nghiệm du lịch nhưng rồi cuốn sách đầu tay "Đi qua hai mùa dịch" của Dy Khoa lại là trải nghiệm về dịch bệnh. Như lời tác giả, mong muốn gửi đi một thông điệp sống tích cực, lạc quan trước mọi thử thách trong cuộc sống đã thôi thúc anh hoàn thành cuốn sách trong 10 ngày.

57 tuổi, gốc Hà Nội, tác giả Cù Thu Hương là TS Tâm lý học, từng có nhiều năm học tâm và đang làm việc tại Nga. Như lời chị, Paris +14 được viết trong tình huống khá bất ngờ và bản thân tác giả cũng không hình dung trước.

Cụ thể, đầu năm 2020, khi đang ở Paris, Thu Hương bị ngạt mũi, đau họng, và cảm thấy lo lắng. Nỗi lo phải nằm viện một mình cộng cùng cảm giác cô quạnh vây quanh khiến tác giả quyết định quay lại Việt Nam trên chuyến bay thương mại cuối của Vietnam Airlines từ Paris về Hà Nội vào giữa tháng 3. Hành trình trở về, cộng cùng 14 ngày cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô (Sơn Tây, Hà Nội) đã cho chị nhiều trải nghiệm, cũng như mọi cung bậc cảm xúc mà một người có thể trải qua trong cuộc đời mình.

Chú thích ảnh
Tác giả Cù Thu Hương

Ghi lại một cách chân thực những gì chứng kiến, cũng như qua góc nhìn và thông tin thu nhận được, những chia sẻ của Hương được bạn bè khuyến khích viết thành sách. Paris+14 ra đời với 12 phần: Tôi không phải là virus!, Bóng tối đang dần nuốt chửng kinh đô ánh sáng, Thiên đường yêu thương, Sen bay trong mây, Đất mẹ, Ngôi nhà chung, Lực lượng 24/24, Vòng một, Paris+14 = Hà Nội…

Chú thích ảnh
Sách "Paris 14 +"

Như đánh giá của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam) trong buổi ra mắt sách, Paris+14 là những trang viết rất chân thực, rung động của một phụ nữ vừa là nạn nhân, vừa là nhân chứng của một cuộc xáo trộn. Ở đó, người ta có thể thấy rất rõ những đặc điểm trong văn hóa truyền thống của người Việt, khi sự chia sẻ, yêu thương đùm bọc giữa con người với con người được đẩy lên ở mức cao nhất trong những thời điểm khó khăn. Bởi vậy, dù viết về đại dịch, Paris 14 + lại gửi thông điệp tới tất cả mọi người về con người, số phận, tình yêu thiên nhiên, về những lầm lạc.

“Tôi thấy có điểm gì đó chung giữa cuốn sách này với nhật ký Vũ Hán những ngày phong thành của nữ nhà văn Trung Quốc Phương Phương mà tôi đọc được một số phần trên mạng. Có lẽ là tính nhân văn!” – TS kinh tế Lương Hoài Nam, bạn học của tác giả, chia sẻ thêm.

Cúc Đường

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm