Cảm hứng Đông phương và những cuộc hồi hương lên sàn đấu giá

13/01/2018 22:51 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Tối 13/1, tại khách sạn Hôtel des Arts Saigon, 76-78 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, tp. HCM đã diễn ra cuộc đấu giá tranh nghệ thuật mang tên Hội họa miền Nam Việt Nam và cảm hứng lãng mạn phương Đông do nhà đấu giá Lythy Auction tổ chức.

Đây là phiên đấu giá mở đầu năm 2018 và là phiên đấu giá thứ 3 trong sự nghiệp của nhà đấu giá gần hai năm tuổi này. 

Chú thích ảnh
Quang cảnh buổi đấu giá

26 tác phẩm được mang ra đấu giá, trong đó có tới 20 tác phẩm thuộc các tác giả miền Nam, phiên đấu giá này được xem là quy tụ đông đảo các họa sĩ, tác giả thành danh tại miền Nam trước 1975. 

Cùng với cuộc trưng bày từ ngày 7/1 đến cuộc đấu giá này, có thể nói Lythi Auction đã góp phần mở ra cho giới thưởng lãm nghệ thuật một cánh của để nhìn lại hội họa miền Nam trước 75 vốn chưa được đánh giá đúng mức trong lịch sử  tiến trình hội họa nước ta. 

Chú thích ảnh
Bức Thiếu nữ và hoa sen của Nguyễn Trung đạt giá 20.000 USD

Những cái tên như chuyên nghiệp như Nguyễn Trung, Đinh Cường, Hồ Hữu Thủ, Văn Đen, Tú Duyên, Thái Tuấn, Hiếu Đệ, Ngọc Dũng, Nguyễn Văn Phương, Hồ Thành Đức, Bửu Chỉ, Nguyễn Quỳnh, Trịnh Thanh Tùng… là đại diện cho những cá tính và dấu ấn phong cách riêng. Đây cũng là những cái tên được các nhà sưu tập tìm kiếm và săn đón trong thời gian qua. 

Bên cạnh đó, các tác phẩm của những danh họa nổi tiếng quốc tế như Vũ Cao Đàm, Lê Phổ, Lê Bá Đảng cũng xuất hiện trong buổi đấu giá này gây hứng khởi đăc biệt bởi các tác phẩm của các danh họa này vốn thuộc về các nhà sưu tập ở nước ngoài như Pháp, Mỹ, HongKong... được chiêm ngưỡng tác phẩm của họ ngay trong nước đã hiếm, huống chi nay lại có cơ hội sở hữu. Đây được xem là những cuộc hành hương đáng trông chờ của các bức họa này.

Chú thích ảnh
Bức Tĩnh vật hoa của danh họa Lê Phổ vẽ năm 1955 đạt mức giá 54.000 USD

Trong phiên đấu này cũng xuất hiện các bức tranh của các tác giả tay ngang đến với hội họa nhưng lại rất nổi danh như Ngô Viết Thụ, Bùi Giáng, Chóe.

Chia sẻ lí do vì sao dành một đêm đấu giá dành riêng cho các tác giả thành danh tại miền Nam trước 1975, bà Lý Bích Ngọc, giám đốc Lythi Auction cho biết: “Lythi Auction luôn đặt trọng tâm vào cái đẹp, đảm bảo chất lượng nghệ thuật và xây dựng thị trường phát triển bền vững. Chúng tôi muốn giới thiệu đến người xem một trong những giai đoạn đặc biệt của nghệ thuật Miền Nam Việt Nam. Tác phẩm của các tác giả miền Nam chắc chắn sẽ là một thành tố mới nổi có giá trị cho thị trường nghệ thuật Việt Nam trong tương lai.

Chú thích ảnh

Phiên đấu giá của Lythi Auction cũng là dịp gặp gỡ của các nhà sưu tập, các quỹ đầu tư để phát triển những mối quan hệ có ý nghĩa, là dịp để người yêu nghệ thuật tiếp cận với những tác phẩm nổi bật đã được tuyển chọn cẩn trọng bởi các chuyên gia của chúng tôi”.

Chú thích ảnh

Phiên đấu đạt được tổng giá trị 134.700 USD. Đáng tiếc, nhiều tác phẩm đẹp trong phiên đấu giá này vẫn chưa tìm được người mua. 

Văn Đồng

Đấu giá tranh nhìn từ Việt Nam: Những nhà sưu tập Việt 'lên sàn' quốc tế (Kỳ 1)

Đấu giá tranh nhìn từ Việt Nam: Những nhà sưu tập Việt 'lên sàn' quốc tế (Kỳ 1)

Cách đây chừng 3-4 năm thôi, nếu nói đến một nhà đấu giá tranh tại Việt Nam, do người Việt sáng lập và điều hành, thì có thể bị cho là viển vông, mơ mộng. Nhưng hiện nay cả nước đã có 3-4 nhà đấu giá tranh hoạt động thường xuyên, song hành đó là hàng chục phiên đấu giá trên mạng, phiên đấu giá từ thiện.

Đấu giá tranh nhìn từ Việt Nam (kỳ 2): Nhà sưu tập trong nước bán tranh cho các nhà đấu giá quốc tế

Đấu giá tranh nhìn từ Việt Nam (kỳ 2): Nhà sưu tập trong nước bán tranh cho các nhà đấu giá quốc tế

Sau năm 1975, tranh Việt tại các nhà đấu giá quốc tế thường đến từ 3 nguồn chính: Các phòng tranh, nhà sưu tập, môi giới trong nước cung cấp; các nhà ngoại giao, doanh nhân, nhà sưu tập từng làm việc tại Việt Nam; các họa sĩ Việt, nhà sưu tập định cư ở nước ngoài.

Đấu giá tranh nhìn từ Việt Nam (kỳ 3 & hết): Các nhà đấu giá nội địa đang hình thành

Đấu giá tranh nhìn từ Việt Nam (kỳ 3 & hết): Các nhà đấu giá nội địa đang hình thành

Trong cơ cấu của thị trường mỹ thuật, nhà đấu giá nội địa giữ vai trò rất quan trọng, vì nơi đó công khai giá cả của một tác phẩm. Bên cạnh đó, nhà đấu giá cũng tham gia vào quá trình phát hiện, định giá, định danh và thanh lọc thị trường, nơi sự thật - giả, tốt - xấu luôn len lỏi cùng nhau.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm