05/02/2020 06:55 GMT+7 | Bóng đá Việt
(Thethaovanhoa.vn) - Thai League đang trỗi dậy như là giải đấu hấp dẫn nhất và thu hút những cầu thủ giỏi nhất của khu vực Đông Nam Á.
Thai League được coi là một mô hình bóng đá chuyên nghiệp cho các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á học hỏi. Thai League bắt đầu thể hiện uy thế vào năm 2009, với sự thay đổi quyền lực từ LĐBĐ Thái Lan sang Công ty trách nhiệm hữu hạn Thai Premier League. Sau này Thai Premier League co.ltd chịu trách nhiệm tổ chức giải đấu, buộc các câu lạc bộ phải tách ra khỏi các tổ chức hỗ trợ.
Sự thay đổi đã nâng tầm bóng đá Thái Lan, biến Thai League trở thành giải đấu có giá trị nhất trong khu vực Đông Nam Á với mức 70,93 triệu euro trong thời điểm hiện tại. Thai League cũng đang đứng thứ 8 trong BXH của LĐBĐ châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
Trong thành công của Thai League, việc sử dụng các cầu thủ nước ngoài chiếm một phần thiết yếu. Không giống nhiều giải đấu thuộc khu vực Đông Nam Á như V League hay Malaysia Super League, chủ yếu sử dụng các cầu thủ châu Phi với lợi thế về thể hình thể lực thì Thai League thích dùng các cầu thủ người Brazil có kỹ năng tốt và tư duy chiến thuật. Họ chiếm 1/3 tổng số ngoại binh ở mùa giải 2020.
Con đường phát triển khác biệt của Thái Lan đã giúp Thai League trở nên thú vị và thu hút nhiều người hâm mộ lẫn các nhà đầu tư.
Giải đấu có danh tiếng và tiêu chuẩn cao đã trở thành vùng đất mơ ước cho các cầu thủ trong khu vực. Những ngôi sao như Đặng Văn Lâm hay Irfan Fandi đã chọn Thai League là nơi phát triển sự nghiệp.
Mặc dù Thai League hiện là giải đấu số một trong khu vực Đông Nam Á, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Đã có thời những huyền thoại như Datsakorn Thonglao và coi Kiatisuk Senamuang coi V League là nơi kết thúc sự nghiệp và từng thi đấu cho Hoàng Anh Gia Lai.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của Thai League và sự sụp đổ của bóng đá Việt Nam trong những năm 2000 với những vụ bê bối đã khiến tình thế thay đổi.
Một giải đấu khác với vinh quang ở phía sau là Singapore Premier League, trước đây gọi là S-League. Kể từ năm 2003, sự xuất hiện của các CLB nước ngoài như Sinchi FC của Trung Quốc, Albirex Niigatacoming của Nhật Bản, đã nâng cao tính cạnh tranh và tầm vóc của giải đấu.
Tuy nhiên, một loạt vụ bê bối dàn xếp tỷ số và quản lý kém đã lấy đi hào quang của S-League. Một sự cắt giảm quỹ lớn trong năm 2017 thậm chí khiến giải đấu phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa.
Những giải đấu như V League và Singapore Premier League vẫn còn một chặng đường dài để lấy lại vinh quang của những ngày xưa cũ. Học hỏi từ mô hình của Thai League sẽ có lợi cho họ và cho các giải đấu khác trong khu vực Đông Nam Á.
Thành Đạt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất