Từ tranh cãi dân văn phòng lương 10 triệu, chi 70k uống trà sữa, triệu phú tự thân khuyên: Bạn không cần phải từ bỏ sở thích ăn uống để làm giàu, thực hiện 2 điều này hiệu quả chắc chắn

01/02/2023 16:23 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Cuộc tranh cãi về quan niệm chi tiêu tiền bạc luôn có những ý kiến trái chiều không hồi kết. Với mức lương 10 triệu đồng/tháng, làm sao bạn có thể uống ly trà sữa 70 nghìn đồng/ngày mà vẫn đủ sống? Các số liệu nghiên cứu cho rằng, giới trẻ đang tiêu tiền vào những thứ không đáng, dẫn đến cháy túi, ngăn cản khả năng đầu tư, làm giàu.

Thử tính toán một chút: Giá của một ly trà sữa là 70 nghìn đồng, mỗi ngày 1 cốc, vậy mỗi tháng bạn sẽ tiêu tốn 2,1 triệu đồng, mỗi năm tiêu tốn 25,550 triệu đồng cho việc uống trà sữa…Một con số không hề nhỏ. Nhưng nếu cố gắng nhịn ăn, nhịn mặc để tiết kiệm, liệu số tiền kia có thể giúp bạn trở nên giàu có hay không? Câu trả lời là không!

Triệu phú tự thân nổi tiếng của Mỹ Grant Cardone khẳng định, có quá nhiều người trong số chúng ta đang mù quáng tin vào những lời khuyên như nhịn ăn nhịn uống để làm giàu. "Tôi có thể đảm bảo rằng bạn sẽ không trở nên giàu có bằng cách không uống cà phê hay loại đồ uống yêu thích hàng ngày của mình", ông khẳng định.

Nếu bạn không có thu nhập thì việc tiết kiệm cũng chỉ là vô nghĩa. Đừng để bất kỳ ai khiến bạn nghĩ rằng mình cần bỏ thói quen uống Starbucks để tiết kiệm vài chục nghìn mỗi ngày và bạn sẽ trở thành người giàu.

Có thể bạn sẽ dành dụm được một khoản tiền kha khá nhờ lối sống tằn tiện. Nhưng nếu bạn nghĩ số tiền này đủ để thay đổi cuộc sống của bạn thì đây là một điều ngu ngốc.

Nếu thực sự nghiêm túc với ý định làm giàu, điều bạn cần tập trung vào nhất chính là thu nhập. Tìm cách tăng thu nhập một cách đáng kể, số tiền bạn tiết kiệm được cũng sẽ tăng theo

Theo thống kê của CNBC, khoảng 1/5 thế hệ X và gần 1/4 thế hệ Z tin rằng họ cần kiếm được 1 triệu đô la trở lên mỗi năm để cảm thấy giàu có. Ramit Sethi, một triệu phú tự thân và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của New York Times "I Will Teach You To Be Rich" cho biết: "Nếu đó là mục tiêu của bạn, thì bạn không cần phải cắt bỏ những thứ xa xỉ nho nhỏ để đạt được điều đó ".

Khi đề cập đến việc làm giàu, nhiều người nghĩ tới việc tiết kiệm: "Có nên uống một cốc trà sữa 70k hay không?" hoặc "Tôi có nên lấy món tráng miệng đó không?".Tuy nhiên, theo Ramit, những lăn tăn về số tiền đó không tạo ra sự khác biệt nào trong đời sống tài chính của chúng ta.

Thay vào đó, bạn nên tập trung vào những vấn đề lớn hơn để có thể khiếm được số tiền gấp hàng trăm, hàng nghìn lần giá tiền 1 cốc trà sữa/cà phê. Đó là những câu hỏi như: "Tôi có tự động đầu tư hàng tháng không?" hoặc "Bạn đã làm làm gì để nâng cao giá trị bản thân mình?".

"Đó là những câu hỏi này trị giá hàng chục nghìn đô la nhưng đã số chúng ta vẫn ở trong tình trạng mù quáng và không ngừng lăn tăn khi mua một cốc cà phê", Ramit nói.

Sethi cho biết, một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất của mọi người về việc làm giàu là nó phải là một quá trình thú vị và diễn ra nhanh chóng.

Sethi nói: "Sự giàu có thực sự hầu như luôn được tạo ra một cách nhất quán trong một thời gian dài. "Thật nhàm chán, như nó phải vậy."

Theo Sethi, thay vì chờ đợi và hy vọng trúng xổ số, đây là hai điều bạn có thể làm ngay bây giờ để bắt đầu xây dựng sự giàu có.

1. Tập trung vào tỷ lệ tiết kiệm của bạn

photo-1

Theo Ramit Sethi, một "câu hỏi làm giàu" quan trọng là: Tỷ lệ tiết kiệm của tôi là bao nhiêu? Điều này đề cập đến tỷ lệ thu nhập hàng tháng của bạn mà bạn có thể dành cho tương lai.

Ramit Sethi nói: "Sự khác biệt giữa việc tiết kiệm 6% thu nhập của bạn so với 7% có giá trị hàng ngàn đô la trong suốt cuộc đời của bạn.

Nhưng không sao nếu bạn không thể tiết kiệm nhiều như vậy ngay lập tức. Sethi nói: Hãy bắt đầu bằng cách tiết kiệm những gì bạn có thể, chẳng hạn như 5%, sau đó tăng tỷ lệ tiết kiệm của bạn lên 1% mỗi năm. Số tiền đó sẽ trở thành khoản tiết kiệm đáng kể trong thời gian dài.

2. Tạo một ‘kế hoạch chi tiêu có ý thức’

Thay vì chi tiêu tằn tiện để quản lý tiền, Ramit Sethi khuyên bạn nên tạo một "kế hoạch chi tiêu có ý thức".

Sethi nói rằng ngân sách có xu hướng nhìn ngược lại và cuối cùng bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để phân loại chi tiêu của mình hơn là sử dụng tiền của mình để sống một cuộc sống giàu có.

photo-1

Thay vào đó , với "kế hoạch chi tiêu có ý thức", bạn theo dõi bốn con số :

-Chi phí cố định, chẳng hạn như tiền thuê nhà hoặc khoản thanh toán khoản vay sinh viên của bạn

-Tiết kiệm, bao gồm quỹ khẩn cấp và tiền cho các kỳ nghỉ của bạn

-Đầu tư, chẳng hạn như khoản đóng góp 401(k) hoặc Roth IRA của bạn

-"Chi tiêu để giải trí", chẳng hạn như đặt đồ ăn hoặc mua sắm

Phân bổ tiền của bạn theo thứ tự này đảm bảo rằng trách nhiệm tài chính của bạn được quan tâm đầu tiên. Sau đó, bạn có thể tiêu số tiền còn lại của mình một cách "không cảm thấy có lỗi", Sethi nói.

Sam Palmer, người đứng đầu bộ phận tư vấn và lập kế hoạch tài sản kỹ thuật số tại JP Morgan Wealth Management, nói với CNBC Make It rằng theo dõi tiền của bạn đang đi đâu là một bước quan trọng để tạo ra một kế hoạch xây dựng sự giàu có lâu dài.

Ý tưởng của mọi người về ý nghĩa của việc trở nên giàu có là độc nhất, đó là lý do tại sao việc lập một kế hoạch dựa trên các mục tiêu tài chính cá nhân của bạn lại quan trọng.

Và hãy nhớ rằng, kế hoạch làm giàu là linh hoạt. Khi cuộc sống và những ưu tiên của bạn thay đổi, các mục tiêu tài chính mà bạn muốn đạt được cũng thay đổi theo.

Lưu Ly

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm