(TT&VH) - Hôm qua (4/10), tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo văn học về thơ Tố Hữu nhân 90 năm ngày sinh của ông (4/10/1920 - 4/10/2010) với sự tham gia của nhiều học giả, nhà nghiên cứu uy tín trong cả nước.
Tại hội thảo, nhiều nhà văn, nhà lý luận phê bình tên tuổi đã đọc tham luận và phát biểu ý kiến về thơ và đời Tố Hữu. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đánh giá: “Tố Hữu là một nhân cách văn hóa của dân tộc và đã được ghi nhận với hai phương diện vừa là nhà cách mạng tiêu biểu, vừa là nhà thơ lớn”.
Tố Hữu và Bút tích của ông với bản dịch Long thành cầm giả ca
Tố Hữu còn được đánh giá là một tài năng dịch thơ lỗi lạc. GS Mai Quốc Liên khẳng định: “Thế kỷ vừa qua, có nhiều người dịch thơ nhưng khó ai sánh được với Tố Hữu về phương diện ấy...”. Khẳng định này có vẻ “hơi lạ lẫm” với nhiều người. Tuy vậy, GS Liên chứng minh: “Tài năng sáng tác đã chuyển hóa thành tài năng dịch ... Ông ít có thời gian để sáng tác, sáng tác, như ông nói (tức Tố Hữu) chủ yếu là lúc nằm bệnh viện, hoặc tranh thủ đêm hôm, ngày nghỉ. Thế nhưng ngoài sáng tác, ngoài công việc ra, ông còn rất quan tâm đến dịch thơ. Và ông đã để lại một di sản dịch đáng kể với hơn 200 bài”
Theo GS Liên, sở dĩ Tố Hữu dịch thơ là vì trước hết, ông thấy cái sự cần thiết phải tiếp nhận những tinh hoa thơ của nhân loại cho chính nhân dân mình. Nhân dân ta, do chiến tranh, đói nghèo... đã rất thiệt thòi trong các cơ hội tiếp xúc với các nền văn hóa lớn trên thế giới. Hơn nữa, trong cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng xã hội mới, chúng ta cần đến tiếng thơ của những người đồng chí, cùng chung lý tưởng, cần những bài thơ như những tuyên ngôn chiến đấu. Bạn ơi, dù đầu ta rơi mất/Ta sẽ nâng trái đất trên vai/ Từ đôi mắt mẹ khóc hoài/ Sẽ đưa trái đất ra ngoài lệ đau.../ Phí hoài đâu những hy sinh/ Bạn ơi, tạm biệt/ Chết là việc mới cho mình đó thôi... (Jindrich Vichra – Tiệp Khắc).
Qua những bản dịch của Tố Hữu, người đọc cảm nhận được cái tha thiết, cái hy vọng và tuyệt vọng, chiều rộng của không gian, mong manh, phấp phỏng của thời gian và trên hết là cả tình yêu, là chờ đợi, là thủy chung... cao đẹp của hồn người.
“Em ơi đợi anh về Đợi anh hoài em nhé Mưa có rơi dầm dề Ngày có dài lê thê Em ơi em cứ đợi..”
(Trích Đợi Anh về, Thơ Simonov, Tố Hữu dịch)
GS Mai Quốc Liên cũng cho biết thêm là vào cuối đời, còn chút ít thời gian, Tố Hữu dịch một số bài thơ phương Đông và của dân tộc mình, những bài thơ chữ Hán; chủ yếu là qua các bản dịch nghĩa. Điều thuận là qua phiên âm, dịch nghĩa... người như Tố Hữu dễ nắm được tình ý của nguyên tác. Các bản dịch thơ Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Cao Bá Quát... đều thể hiện tấm lòng của thơ Tố Hữu đối với các thi hào cổ điển và được dịch rất công phu. Long thành cầm giả ca được dịch, chữa đi chữa lại nhiều lần, kỳ cho đạt đến độ hoàn chỉnh mới thôi... Lỗ Tấn nói đúng: “Dịch khó hơn sáng tác”. Bởi vì dịch luôn luôn bị bó buộc bởi nguyên tác, còn sáng tác thì tự do hơn. Bản dịch Long thành cầm giả ca của Tố Hữu là một bản dịch xứng với Nguyễn Du, người mà Tố Hữu đã nghe qua thơ ông tiếng vọng của cả nước non: “Nghe như nước non vọng lời ngàn thu/ Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du/ Tiếng thương như tiếng mẹ ru tháng ngày...”
Sinh thời, Tố Hữu và cũng như hiện nay, Toàn tập, Tuyển tập... của Tố Hữu không tính đến các bản dịch. Có lẽ đối với Tố Hữu, dịch cũng là sáng tác và đối với ông, dịch, sáng tác hay làm bất cứ công việc gì cũng là vì đời, vì nhân dân, vì cách mạng, vì kháng chiến, vì lý tưởng của mình. Đó cũng là món quà mà ông dâng hiến là “cho”, “sống là cho, chết cũng là cho” như ông nói. Nhiều người sẽ tiếp nhận món quà quý ấy với lòng biết ơn ông vô hạn!
Loạt trận vòng bảng bóng chuyền U23 quốc gia 2025 vừa kết thúc đã xác định được 8 cái tên lọt vào tứ kết nội dung nữ và 4 đội vào bán kết nội dung nam.
Trận hòa nhạt nhòa 0-0 với U23 Malaysia là đủ để U23 Indonesia vào bán kết U23 Đông Nam Á 2025 với ngôi đầu. Trong khi đó, U23 Philippines xếp nhì bảng và phấp phỏng chờ đợi vé đi tiếp.
Liên quan đến vụ lật tàu dịch vụ du lịch Vịnh Xanh 58 mang biển kiểm soát QN-7105 trên vịnh Hạ Long, sự cố nghiêm trọng này xảy ra cũng đã đặt ra nhiều thắc mắc liên quan đến công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, đặc biệt là hiện tượng dông lốc trong chiều 19/7 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 26/2/2019, U23 Việt Nam đã xuất sắc vượt qua đội chủ nhà Campuchia với tỷ số 1-0 trong trận tranh huy chương Đồng tại AFF U22 LG Cup 2019, khép lại hành trình đầy ý nghĩa tại giải đấu dành cho các tài năng trẻ Đông Nam Á.
Ngày 21/7, Chủ tịch tập đoàn công nghệ Microsoft của Mỹ, ông Brad Smith cho biết Microsoft đang hợp tác với Chính phủ Pháp để tạo ra bản sao kỹ thuật số của Nhà thờ Đức Bà ở thủ đô Paris, công trình kiến trúc được ghé thăm nhiều nhất tại Pháp.
Cơn bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mưa lớn, gió giật mạnh và lũ quét, sạt lở đất. Các chuyên gia khí tượng thủy văn đang theo dõi sát sao đường đi của bão và liên tục đưa ra cảnh báo tới người dân.
Tiếp theo Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19.7.2025, ngày 21.7.2025, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã tiếp tục ký Công điện số 3566/CĐ-BVHTTDL đề nghị khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3.
Chủ công trẻ Đặng Thị Hồng, với chiều cao chỉ 1m70, đã có một trận đấu rực sáng khi ghi tới 54 điểm, nhưng một mình cô không thể giúp U23 Thái Nguyên đánh bại được U23 Thông tin.
Theo kết quả bốc thăm U16 nữ Đông Nam Á 2025, các cô gái trẻ Việt Nam sẽ đối đầu với Myanmar và Campuchia. Trong khi đó, đội bóng vô địch 3/4 lần là U16 Thái Lan sẽ phải chạm trán một đối thủ rất mạnh là U16 Úc.
Mariah Carey, được mệnh danh là “Nữ hoàng nhạc Giáng sinh”, một lần nữa khiến cả thế giới phải chú ý với dự án âm nhạc mới nhất của mình, hé lộ về một ca khúc mùa hè đầy sôi động mang tên Sugar Sweet.
Ngày 21/7, trong chương trình công tác tại Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra tình hình vận hành chính quyền địa phương 2 cấp và hoạt động của các Trung tâm Phục vụ hành chính công tại phường Thới Sơn, tỉnh An Giang và xã Mỹ Hiệp, tỉnh Đồng Tháp.