Trên chuyến đi ấy có nhà báo Nguyễn Viết Thái, là phóng viên phụ trách mảng nội chính, quân đội của báo Phú Khánh, và ông đã ghi lại những hình ảnh quý giá về cuộc sống của những chiến sĩ ở Trường Sa những ngày tháng ấy. Những người lính mà theo miêu tả của nhà báo Nguyễn Viết Thái là “thiếu thốn nhiều thứ, lưng đội nắng cháy, đối mặt với sóng dữ, vô vàn hiểm nguy nhưng vẫn lạc quan, lãng mạn vô cùng”.
Các chiến sĩ trên đảo Trường Sa Lớn (năm 1988 còn gọi là đảo Trường Sa)
Xin gửi đến quý độc giả những hình ảnh về cuộc sống, chiến đấu với những gian khổ, hiểm nguy, khó khăn của những người lính đảo đang ngày đêm bảo vệ đảo xa nơi đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc thân yêu 30 năm trước. Bản quyền toàn bộ hình ảnh thuộc về nhà báo Nguyễn Viết Thái.
Ngày 4/5/1988, khởi hành từ Cam Ranh (Khánh Hòa) trên 2 tàu 961 và 861. Trong đó, tàu 961 chở đoàn phóng viên, quay phim, văn công, nhạc sĩ và một số sĩ quan các binh chủng còn tàu 861 chở Đại tướng Lê Đức Anh (khi ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) và Đô đốc Giáp Văn Cương (Tư lệnh Hải quân) cùng nhiều sĩ quan cao cấp của các binh chủng.
Sau hành trình hơn 250 hải lý, đến 8 giờ ngày 6/5, đoàn đến điểm đầu tiên của chuyến công tác, đó là đảo Đá Lát. Tại đây, nhà báo Nguyễn Viết Thái đã chụp được bức ảnh này và đặt tên là “Chiến sĩ trẻ trên đảo Đá Lát”. “Đây là một trong những bức hình tôi tâm đắc nhất chuyến đi, vì nó thể hiện được sự lạc quan của những người lính trẻ trước nắng cháy đảo xa và vô vàn hiểm nguy nơi đầu sóng, ngọn gió” - Nhà báo Nguyễn Viết Thái chia sẻ.
Những người lính đào công sự trên đảo Trường Sa Lớn. Tinh thần sẵn sàng chiến đấu luôn được đề cao,…
…điều đó thể hiện ở những bữa cơm vội vã ngay trên mâm pháo như thế này.
Tháng 5/1988, toàn cảnh đảo Phan Vinh – hòn đảo mang tên người thuyền trưởng tàu không số.
Đại tướng Lê Đức Anh (đeo kính, ngồi giữa) và Đô đốc Giáp Văn Cương (ngoài cùng, bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng các chiến sĩ trên đảo Phan Vinh.
Chiến sĩ trên đảo Phan Vinh dùng lưới bắt cá.
Toàn cảnh đảo Thuyền Chài. Từ trái qua là nhà cao chân (cách gọi của lính đảo), làm bằng gỗ với các chân bằng gỗ, rộng chừng 30m2, lợp mái tôn, sàn ghép gỗ. Tiếp theo là nhà lâu bền thế hệ đầu tiên, làm bằng đá chẻ. Cuối cùng là một chiếc xà lan (anh em lính đảo khi ấy thường gọi là pông – tông), được neo chặt xuống rặng san hô bằng nhiều chiếc mỏ neo, mỗi cái nặng 1 tấn. Trên pông-tông có khoang chứa thực phầm, không gian sinh hoạt và nhiều dụng cụ khác.
Lễ chào cờ đầu tuần trên đảo Thuyền Chài, được tổ chức trên pông-tông của đảo.
Đô đốc Giáp Văn Cương thị phạm trong một buổi tập bắn đạn thật.
Lính đảo giải trí và tránh cái nắng cháy da tại tầng dưới của nhà cao chân trên đảo Thuyền Chài. Giải trí khi đó chỉ có nghe băng cát-xét, đánh đàn hoặc đọc thư, đọc báo… “Mỗi tờ báo ra đến đảo là anh em chuyền tay nhau đọc đến nát tờ báo vì cả năm mới có vài chuyến tàu ra thăm đảo đem theo thực phẩm, thư từ, sách báo…” – Nhà báo Nguyễn Viết Thái nhớ lại.
Mỗi chuyến thăm đảo đều có các đội chiếu video đi theo để phục vụ lính đảo. Xem video thời đó là một món giải trí “xa xỉ” của của các chiến sĩ Trường Sa.
Lau chùi, bảo quản vũ khí dưới cái nắng gay gắt và sóng biển ầm ào của Trường Sa.
Anh em chiến sĩ các đảo chìm khi ấy sống và chiến đấu tại các nhà cao chân như thế này. “Chẳng khác gì một chiếc lá mong manh trước bão tố, sóng dữ đại dương” – Nhà báo Nguyễn Viết Thái miêu tả. Ảnh chụp tại đảo Đá Đông, tháng 5/1988.
Sau nhà cao chân, một số đảo, điểm đảo được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Chính phủ để xây dựng nhà đá chẻ (nhà lâu bền thế hệ thứ nhất). Trong ảnh: Xây dựng nhà đá chẻ tại đảo Tiên Nữ.
Anh em chiến sĩ công binh tắm rửa sau 1 ngày trần mình dưới nắng cháy và sóng biển. Ở Trường Sa khi ấy, tắm nước ngọt là một điều xa xỉ…
… và những bữa cơm đạm bạc để chuẩn bị cho một ngày mai căng mình với đá hộc, nắng cháy.
Cố nhạc sĩ Xuân An (người đang ôm đàn, tác giả bài hát “Mưa Trường Sa”) và ca sĩ Thanh Thanh – đoàn ca múa nhạc Hải Đăng, hát cho chiến sĩ Trường Sa nghe bên mâm pháo.
Ca sĩ Thanh Thanh vừa hát, vừa tranh thủ khâu áo cho anh em lính đảo.
Giữa lúc ca khúc 'Nơi đảo xa' đang được giới trẻ cả nước tìm nghe và chia sẻ trên các trang nghe nhạc online, thì tác giả của bài hát được xem như “đảo ca” của Hoàng Sa, Trường Sa - nhạc sĩ Thế Song, vừa vượt qua cơn bệnh hiểm nghèo…
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc gắn liền với sự ra đời, lan tỏa và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm, một thiền phái độc đáo của Việt Nam được các vua Trần cùng nhiều thành viên hoàng tộc và thiền sư, cư sĩ khác.
Ngày 12/7, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội yêu cầu báo cáo vụ việc xảy ra tại Phòng khám Sản phụ khoa Thu Hương tại địa chỉ 44 Thợ Nhuộm, phường Cửa Nam.
Ngày 12/7, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng, Bệnh viện đa khoa thành phố Hải Dương và Bệnh viện Bạch Mai về việc kiểm tra, báo cáo vụ việc xảy ra tại cơ sở thẩm mỹ trị liệu, Trung tâm đào tạo thẩm mỹ công nghệ cao Meliza.
Chiều 12/7, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đến kiểm tra tiến độ triển khai xây dựng Khu biểu tượng ghi nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước trong các cuộc kháng chiến của Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh rada thời tiết phát hiện thấy vùng mây đối lưu đang phát triển trên khu vực các xã: Đại Thanh, Bình Minh, Tam Hưng, Phú Xuyên, Chuyên Mỹ, đang di chuyển và mở rộng sang khu vực nội thành TP Hà Nội.
Chelsea hiện chỉ còn cách danh hiệu vô địch thế giới đúng một trận đấu nữa. Dự án của Maresca đang tiến triển tích cực nhưng vẫn cần phải “thẩm định” sâu hơn qua cuộc đối đầu với PSG ở chung kết FIFA Club World Cup 2025.
HLV Enzo Maresca cho biết ông sẽ tiếp cận trận chung kết FIFA Club World Cup với PSG như một “ván cờ”, khi Chelsea chuẩn bị chạm trán đội bóng được xem là mạnh nhất thế giới hiện nay.
Bùi Alex là một trong 5 cầu thủ bị loại khi HLV trưởng Kim Sang Sik chốt danh sách 23 cầu thủ U23 Việt Nam tham dự Giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025, hai ngày trước khi toàn đội lên đường sang Indonesia.
XSMN 12/7: Xổ số miền Nam ngày 12/7/2025 gồm các xổ số TP.HCM, Long An, Bình Phước và Hậu Giang. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Bảy ngày 12/7 trên Thethaovanhoa.vn.
XSHCM 12/7: Được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Thành phố Hồ Chí Minh, quay thưởng vào lúc 16h10 thứ Hai và thứ Bảy hàng tuần. Kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSBP 12/7: Xổ số Bình Phước được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Bình Phước. Kết quả xổ số miền Nam được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSHG 12/7: Xổ số Hậu Giang được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Hậu Giang. Kết quả xổ số miền Nam được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Ngày 12/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn đã tăng nhanh trong những ngày qua, đặc biệt ghi nhận nhiều trường hợp tử vong, cảnh báo nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng trong những ngày tới.
Mùa hè về cũng là lúc những tai nạn đuối nước ở trẻ em gia tăng. Nỗi đau từ những vụ việc thương tâm lại thêm một lần nhắc nhở cộng đồng về hiểm họa vẫn đang hiện hữu trong đời sống hàng ngày, đe dọa sự an toàn và tính mạng của trẻ nhỏ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
33 đội trực thuộc Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, Công an TP. HCM phối hợp với chính quyền địa phương đồng loạt ra quân tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy kết hợp vận động người dân tháo gỡ lồng sắt, "chuồng cọp" tại các cư xá, chung cư, nhà ở nhiều căn hộ trên địa bàn.