Covid-19: 10 bộ phim bóng đá đáng xem trong mùa dịch

25/03/2020 14:07 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Không bóng đá, không tụ tập đông người, cách tốt nhất để các fan bóng đá giết thời gian là xem những bộ phim bóng đá trong thời gian ở nhà.

Bị bó hẹp chi tiêu: Mourinho sẽ mua hàng miễn phí?

Bị bó hẹp chi tiêu: Mourinho sẽ mua hàng miễn phí?

Tottenham tệ hại thế nào ai cũng nhìn thấy rõ từ đầu mùa tới giờ. Cái khó cho Jose Mourinho là ông luôn cần một nguồn ngân sách rộng rãi để cải tổ nhân sự ở mỗi đội bóng, thứ Tottenham khó có thể đáp ứng lúc này.

“Diego Maradona” (2019)

Mô tả gần như hoàn toàn huyền thoại của Argentina là Diego Maradona dựa trên tư liệu lưu trữ của Asif Kapadia và được xem là một tuyệt tác của phim tài liệu. Rất nhiều tư liệu bóng đá gần đây đã ca ngợi về Maradona nhưng đây không phải là một trong những bộ phim như vậy. Trong “Diego Maradona”, Maradona được khắc họa với nhiều tính cách, đầy mâu thuẫn.

Tương tự như các chủ thể trong những nỗ lực trước đây của Kapadia, "Senna" và "Amy", Maradona vật lộn với vị trí ngôi sao khi còn trẻ rồi sau đó đối mặt với những thất bại. Vụ chuyển nhượng đến Napoli, và vị thế của anh ở miền Nam, tạo thành bối cảnh lý tưởng cho chiến thắng của Argentina trước Italy tại World Cup 1990 và là một trong vô số những câu chuyện đầy chi tiết của Kapadia.

Chú thích ảnh
“Diego Maradona” (2019) được coi là tuyệt tác phim tài liệu về một ngôi sao bóng đá

“Zidane: A 21st Century Portrait” (2016)

Bộ phim độc đáo và hài lòng nhất về mặt thẩm mỹ trong danh sách này bởi phim đi tiên phong trong việc sử dụng 17 máy ảnh được đồng bộ hóa để theo dõi từng bước chân của Zinedine Zidane trong trận đấu giữa Real Madrid với Villarreal tại Santiago Bernabeu vào tháng 4/2005.

Thật không khó để ca ngợi nỗ lực chung của Douglas Gordon và Philippe Parreno. Về giữ bóng, cầu thủ người Pháp điều khiển nó như có sợi dây gắn với đôi giày của anh, và những động tác di chuyển của Zidane cũng quyến rũ không kém. "Zidane: A 21st Century Portrait" khiến nó trông giống như một vở ballet.

“Next Goal Wins” (2014)

Người ta có nhiều điều để nói về thất bại hoàn toàn và toàn diện. Phim tài liệu của Mike Brett và Steve Jamison ghi lại tình cảnh của American Samoa, đội tuyển từng chịu thất bại nặng nề nhất trong lịch sử bóng đá quốc tế.

Sau trận thua 31-0 trước Australia vào năm 2001, liên đoàn bóng đá của quốc gia nhỏ bé này đã từ chối nhiều đề nghị đưa tin về đội bóng trước khi nhận lời với Brett và Jamison.

Cũng tốt, bởi vì trong khi cho thấy nỗ lực của đội tuyển tại vòng loại World Cup 2014 dưới thời HLV người Mỹ gốc Hà Lan là Thomas Rongen, bộ đôi đã hé mở một câu chuyện về quyết tâm thông qua công việc thực sự quyến rũ của họ. Ngôi sao của bộ phim là Jaiyah Saelua, người chuyển giới đầu tiên tham gia một trận đấu ở vòng loại World Cup.

“The Two Escobars” (2010)

Một trong những viên ngọc quý của series "30 for 30" nổi tiếng của ESPN, "The Two Escobars" mô tả mối quan hệ của bóng đá và ma túy Colombia, và hai nhân vật nổi tiếng nhất của nó, Andres và Pablo Escobar.

Andres đã bị sát hại ở quê nhà sau bàn thắng phản lưới định mệnh ở trận gặp Mỹ tại World Cup 1994 khiến Colombia bị loại sớm, và Pablo là trùm buôn bán ma túy. Andres đã cố gắng thay đổi hình ảnh thế giới của Colombia bằng thể thao, trong khi Pablo tiếp tục duy trì nó.

Các giám đốc Jeff và Michael Zimbalist đã minh họa hoàn hảo về việc thể thao có thể có ý nghĩa như thế nào đối với một quốc gia cuồng nhiệt, tốt hơn hay tồi tệ hơn.

“The Damned United” (2009)

Michael Sheen rất xuất sắc trong vai Robert Frost và Tony Blair, nhưng ông đã tỏa sáng khi đóng vai HLV nổi tiếng người Anh là Brian Clough và diễn tả sự điên rồ của Clough trong bối cảnh 44 ngày thảm hại ở Leeds. Định mệnh thất bại đã dành cho Clough và dường như ông muốn hủy hoại bản thân hoặc Leeds từ bên trong, và Sheen đã thể hiện điều đó một cách hoàn hảo, cho thấy ông như một biểu tượng của một thời đại mà các HLV và chính trị gia sử dụng truyền hình để đánh bóng hình ảnh của họ.

"The Football Factory" (2004)

Không thiếu những bộ phim về hooligan. Hãy xem "Green Street Hooligans" năm 2005 nếu bạn muốn xem Frodo Baggins mơ màng về những kẻ côn đồ West Ham bị thương với giọng điệu của Cockney gớm ghiếc. Hoặc, tốt hơn nữa là xem "The Football Factory".

Nhìn bề ngoài, bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết John King 1996 của Nick Love là một câu chuyện về hooligan ở London. Một cái nhìn sâu hơn cho thấy rượu chè, ma túy, và những vụ ẩu đả giống như một van giải phóng cho sự liều lĩnh của bản ngã nam giới và những xu hướng độc hại của việc tụ tập.

Chú thích ảnh
“The English Game”, series của Netflix về sự ra đời của bóng đá hiện đại ở Anh

“Bend It Like Beckham” (2002)

Một sự kết hợp hiệu quả của điện ảnh Anh-Á với ngôi sao đang lên rất nhanh là Keira Knightley, "Bend It Like Beckham" trở thành một bộ phim thân thiện với các gia đình, hơn cả bẻ chân đưa bóng chết vào lưới.

Jess của Parminder Nagra là một người Anh gốc Sikh. Bố mẹ cấm cô chơi bóng đá, và cô đã “rê bóng” qua những chướng ngại vật của khoảng cách thế hệ và sự phân biệt chủng tộc.

Jess tạo thành một bộ đôi ăn ý với Jules của Knightley và HLV Joe của Jonathan Rhys Meyers. Phải nói rằng, ít có bộ phim nào về bóng đá được biết đến nhiều trên thế giới như vậy.

“Fever Pitch” (1997)

Trước khi một phiên bản Mỹ hóa với sự tham gia của Jimmy Fallon và Drew Barrymore đã không thể diễn đạt được cái hồn bộ phim, "Fever Pitch" năm 1997 đã lấy một yếu tố của cuốn hồi ký bán chạy nhất của Nick Hornby và tạo ra một câu chuyện lãng mạn với cộng đồng Arsenal là trung tâm.

Paul (Colin Firth) có một sự nghiệp giảng dạy và mối quan hệ đang tốt đẹp với Sarah (Ruth Gemmell) nhưng anh cũng phát cuồng với Arsenal trong mùa giải vô địch First Division 1988-89. Đỉnh điểm là hình ảnh Paul ăn mừng chiến thắng của Arsenal trước Liverpool tại Anfield và pha ghi bàn quyết định của Michael Thomas.

Firth rất hài hước, và bộ phim mang đến một cái nhìn thoáng qua về sự thay đổi của bóng đá Anh khi nó chuyển từ gốc rễ của tầng lớp lao động thời Thatcher.

“An Impossible Job” (1994)

Bộ phim ghi lại hình ảnh của HLV đội tuyển Anh lúc bấy giờ hay đúng hơn là Graham Taylor trong thất bại của “Tam sư” ở vòng loại World Cup 1994. Đối với Taylor, đó là một công việc bất khả thi.

Đạo diễn Ken McGill đã theo sát đội tuyển Anh trong 18 tháng trước lúc họ thất bại và cho thấy sức ép mà Taylor phải đối mặt. Chẳng hạn như tháng 10/1993, trong trận đấu áp chót ở Hà Lan, trọng tài Karl-Josef Assenmacher đã không đuổi Ronald Koeman vì phạm lỗi với David Platt. Sau khi Koeman ghi bàn, Taylor trút sự thất vọng và tức giận vào trọng tài bàn Markus Merk, cho rằng, trọng tài Assenmacher đã khiến ông bị sa thải.

“Escape to Victory” (1981)

Sly Stallone. Pele. Michael Caine. Một trại tù binh của Đức quốc xã. Bóng đá.

Caine đóng vai một tù binh chiến tranh thân thiện người Anh, người lãnh đạo một nhóm tù nhân của các đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ 2 thi đấu với lính Đức trong một trận đấu giao hữu hấp dẫn.

Ngoài những diễn viên như Stallone và có một pha cứu thua xuất sắc như Lev Yashin, Caines, bộ phim có sự tham gia của huyền thoại Pele, Bobby Moore, Osvaldo Ardiles, Paul Van Himst… và những cầu thủ xuất sắc của Ipswich đầu những năm 1980.

“The English Game” nói về sự ra đời của bóng đá

Nếu bạn thích phim Downton Abbey hay chỉ đơn giản bạn là một fan cuồng bóng đá, bạn sẽ phải xem The English Game đang chiếu trên Netflix. Series phim này từ Julian Fellowes, người sáng tạo của Downton Abbey, và nội dung phim xoay quanh sự ra đời của bóng đá, sự phân chia giai cấp.

6 phần của series phim được giới chuyên môn đánh giá cao và tính chân thật của câu chuyện về sự khởi đầu của môn thể thao nổi tiếng nhất nước Anh đã khiến nhiều người tự hỏi liệu The English Game có phải được xây dựng từ câu chuyện thật.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm