Tết Trung thu ở xứ Hàn, nỗi 'kinh hoàng' của các cô dâu ngoại quốc

04/10/2017 08:30 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Đối với hầu hết người Hàn Quốc, nghỉ Tết Trung thu năm nay dài “kỷ lục”, tới 10 ngày. Điều đó có nghĩa là nhiều người làm việc xa nhà có cơ hội được đoàn tụ với gia đình, bạn bè, có nhiều thời gian để ngủ và nghỉ ngơi.

Song hầu hết cô dâu ngoại quốc ở xứ kim chi lại cảm thấy “căng thẳng” do những rào cản về ngôn ngữ và khác biệt về văn học. Họ là những người nước ngoài lấy chồng ở Hàn Quốc.

Chú thích ảnh
Mâm cơm cúng Trung thu ở Hàn Quốc

“Nhớ hồi còn ở Campuchia, tôi mong ngóng đến ngày nghỉ truyền thống. Đó là lúc chúng tôi mặc quần áo đẹp, chuẩn bị đồ ăn ngon và đi chùa cùng gia đình.

Còn ở Hàn Quốc thật kinh khủng và căng thẳng. Nhiều khi tôi cảm thấy mình như một cái máy (trong dịp Tết Trung thu). Tôi phải đeo tạp dề suốt ngày để nấu nướng” – Nagre (34 tuổi), người đã sống ở Seoul từ năm 2007 sau khi lấy chồng người Hàn Quốc. 

Nagre sống cùng bố mẹ chồng. Chồng cô là con trai trưởng và cũng giống như truyền thống của người Việt Nam, họ phải gánh vác công việc của gia đình khi cha mẹ đã có tuổi. Khó khăn hơn là Nagre không thể nói tiếng Hàn.

“Khi lần đầu tiên đặt chân tới đây tôi không thể nói tiếng Hàn, tôi không biết phải làm gì và từng lo lắng có thể mình đã sai lầm. Hàng ngày, chúng tôi giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ cơ thể” – Nagre kể.

Chú thích ảnh
Gia đình quây quần bên mâm cơm cúng tưởng nhớ tổ tiên ở Hàn Quốc dịp Trung thu

Trong một xã hội khi các quan niệm truyền thống về vai trò của giới tính vẫn còn “ăn sâu” trong tâm trí người dân như ở Hàn Quốc thì phụ nữ ở nước này cũng không  tránh được sự căng thẳng trong dịp Trung thu.

Theo kết quả thăm dò do công ty M-Brain Trend Monitor thực hiện với sự tham gia của 1.000 đàn ông và phụ nữ ở tuổi 19 đến 59, có tới 88% người cho rằng người phụ nữ quá vất vả trong dipk Tết Trung thu.

Song gánh nặng công việc gia đình còn nặng hơn đối với các cô dâu ngoại quốc khi họ vốn không quen với “thói” gia trưởng trong gia đình ở Hàn Quốc.

“Trong gia đình Campuchia, đàn ông và phụ nữ đều chung tay nấu nướng, trong khi ở Hàn Quốc nói chung đàn ông không đỡ phụ nữ việc nhà” – Nagre cho biết.

Đối với Nena, người phụ nữ Philippines 44 tuổi đang sống cùng người chồng Hàn và hai con đang ở tuổi vị thành niên, thách thức lớn nhất là chuẩn bị đồ ăn cho “charye”, lễ truyền thống mà các gia đình phải chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để tưởng nhớ tổ tiên.

Chú thích ảnh
Để cho mâm cơm thịnh soạn như thế này, các "nàng dâu" phải chuẩn bị trước hàng tuần

“Chúng tôi phải đi chơ và bắt đầu chuẩn bị ít nhất một tuần trước khi kỳ nghỉ Trung thu bắt đầu. Trước đây tôi hay bị trách mắng nhiều vì không biết làm thế nào cho đúng” – Nena cho biết.

Ở Hàn Quốc, trong dịp Tết Trung thu còn có những quy định nghiêm ngặt khi chuẩn bị đồ và bày mâm cúng. Những quy định ấy nghiêm ngặt đến mức ngay cả nhiều người Hàn cũng cảm thấy phức tạp. Chẳng hạn như nấu cơm cúng phải là gạo mới.

“Ngồi trên sàn nhà làm bánh khiến tôi đau lưng. Giờ tôi đã quen nhưng tôi từng bị căng thẳng trong nhiều năm mỗi khi dịp Trung thu tới gần” – Nena kể.

Theo thống kê của Chính phủ Hàn Quốc, tính đến cuối năm 2016 có hơn 152.000 người nước ngoài kết hôn với người Hàn và sống ở xứ kim chi. Trong số đó có 84,3%, khoảng 120.000 người là phụ nữ, hầu hết đến từ các nước châu Á. Phần lớn trong số đó là người Trung Quốc, chiếm khoảng 35,2%, tiếp đó là Việt Nam (31,5%), Nhật Bản (9,3%), Philippines (8,8%) và Campuchia (3,4%).

Nhiều “nàng dâu” ngoại quốc, xuất thân từ những gia đình ở vùng nông thôn, mô tả Tết Trung thu ở Hàn Quốc “không vui” trong bối cảnh các gia đình ở Hàn Quốc ngày càng thu hẹp và mối quan hệ láng giềng không thân thiện như trước.

Chú thích ảnh
Con cháu quây quần bên mâm cỗ cúng dịp Trung thu

“Ở Philippines, chúng tôi làm rất nhiều đồ ăn, mất thời gian hơn nhưng tôi không thấy khó khăn mà thấy vui. Chúng tôi làm cả một con lợn rồi mời hàng xóm cùng ăn. Thành thực mà nói, ở Hàn Quốc tôi không cảm thấy Trung thu là  ngày lễ gia đình. Tôi rất lo lắng cho việc chuẩn bị đồ ăn. Tôi cảm thấy đây là trách nhiệm và gánh nặng lớn. Tôi chỉ muốn “giũ bỏ” được trách nhiệm này, dù là một lần” – Nena chia sẻ.

Ngoài gánh nặng lo lắng cho các nghi lễ trong dịp Tết Trung thu, nhiều nàng dâu ngoại quốc còn cảm thấy cô đơn và đây là nhân tố lớn nhất khiến kỳ nghỉ này càng trở nên khó khăn đối với họ.

Tết Trung thu ở Việt Nam: Nguồn gốc, phong tục và ý nghĩa

Tết Trung thu ở Việt Nam: Nguồn gốc, phong tục và ý nghĩa

Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tám âm lịch, cả nước lại tổ chức vui tết Trung Thu. Tết Trung Thu là một ngày tết riêng dành cho trẻ em, còn được gọi là Tết Trông Trăng. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này và đây cũng là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với con trẻ.

“Nói chung, cuộc sống của tôi thoải mái hơn, song tôi vẫn cảm thấy cô đơn dù gia đình chồng đối xử với tôi rất tốt. Tôi mong gia đình mình cũng ở đây. Tôi nhớ họ” – Nena nói.

Việt Lâm
Theo Korea Herald

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm