19/03/2009 10:58 GMT+7 | Văn hoá
Từ những đồ gồm cổ
Và thật bất ngờ hơn, khi lấy tư liệu về đồ gốm Thái Lan trong kho bảo tàng Kiên Giang, chúng tôi lại thấy một sưu tập gốm tương tự những đồ gốm trong sưu tập nói trên. Trao đổi với các đồng nghiệp Bảo tàng Kiên Giang, chúng tôi được biết, đây là sưu tập hiện vật do Bảo tàng Kiên Giang phối hợp với Xưởng 58, Hải quân vùng 5 tổ chức khai quật vào tháng 2 năm 2000, từ một di chỉ đắm tàu ven đảo Phú Quốc, thuộc địa phận ấp Rạch Tràm, xã Bãi Thơm (sau đây gọi tắt là tàu đắm Rạch Tràm).
Tàu đắm Rạch Tràm do ngư dân địa phương tình cờ phát hiện ra. Tuy nhiên họ không báo cáo lên các cơ quan chức năng mà tự ý tổ chức nhiều cuộc lặn trộm vớt đồ cổ trong một thời gian dài. Bởi vậy, cuộc khai quật của Bảo tàng Kiên Giang chỉ mang tính chất là một cuộc khai quật chữa cháy".
Bè chở gốm hay tàu chở gốm ngót ngàn năm trước?
Theo báo cáo nói trên của các tác giả thì sau khi tiến hành thổi cát nhiều điểm trong phạm vi 500m2, mỗi điểm rộng 5m2, sâu từ 1,5-1,8m, đoàn khai quật đã xác định được vị trí tàu chìm ở dưới độ sâu khoảng 6m và chỉ cách bờ đảo chừng 200m.
Kết quả khai quật cho thấy, di chỉ đã bị phá hủy nghiêm trọng. Dấu tích còn lại của con tàu chỉ là những tấm ván đáy tài rộng 70 - 80cm, dầy 40cm. Chiều dài của những tấm ván chạy song song với bờ đảo, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Như vậy, có thể cho rằng đó cũng chính là hướng nằm của tàu đắm khi chìm dưới đáy biển. Tuy nhiên, do không có điều kiện lần theo hết dấu vết của những tấm ván này nên không thể xác định được mũi tàu và đuôi tàu. Cũng cần nói thêm, lúc đó đoàn khai quật đã nhận định đây là một bè gỗ chở đồ gốm.
“Theo ý kiến của chúng tôi thì nhận định này không được thuyết phục lắm vì đây chỉ là phần đáy con tàu cổ” - báo cáo nhấn mạnh.
Hiện vật trong tàu hầu như đã bị khai thác đến cạn kiệt. Trong khu vực tàu đắm hầu như chỉ còn lại những mảnh gạch và đồ gốm vỡ. Theo báo cáo khai quật thì gạch được xếp thành lớp sát ván đáy tài. Đáng tiếc là những viên gạch này đều được để lại ngoài Phú Quốc nên không rõ đặc điểm hình dáng, kích thước, màu sắc…
Riêng đồ gốm, căn cứ vào số lượng hơn hai trăm hiện vật thu được từ đợt khai quật hiện đang lưu giữu tại kho Bảo tàng Kiên Giang có thể thấy đồ gốm tàu đắm Rạch Tràm thuộc dòng gốm men ngọc. Qua dáng hình tròn trịa, cân đối không một vết gợn nhỏ chứng tỏ đây là những sản phẩm được chế tạo kĩ lưỡng từ khâu lọc nhào nguyên liệu, tạo hình sản phẩm, chỉnh sửa hàng mộc cho đến khi xếp vào lò nung. Đáng chú ý trong đó có nhiều tiêu bản giữa lòng in nổi chữ Kim hoặc chữ Phúc. Đây là kiểu bát men ngọc điển hình được sản xuất thế kỉ 12 – 13, thời nhà Tống (Trung Quốc). Kiểu bát này còn được bảo lưu đến thời Nguyên nhưng chân đế nhỏ hơn và thường được cắt tiện vuông thành sắc cạnh.
Phải chăng, xưa kia, Phú Quốc là điểm dừng chân của tàu buôn?
Báo cáo đưa ra kết luận, tàu đắm Rạch Tràm là một tàu buôn cổ chở gạch và đồ gốm men ngọc Trung Quốc, xuất khẩu vào thế kỉ 12 - 13. Theo các tàu liệu đã công bố thì Nhà Tống đặc biệt chú ý mở rộng giao lưu thương mại đường biển với các nước khu vực Đông Nam Á. Nhiều bằng chứng cho thấy hàng hóa Trung Quốc thời kì này có mặt ở khắp nơi quanh các vùng biển Sulu - Celebers - Maluccas. Trong những đoàn tàu thương mại đó, thật không may khi tàu Rạch Tràm đã không tới được đích cần đạt đến mà phải nằm lại dưới đáy biển Phú Quốc ngót một nghìn năm.
Tại sao con tàu này gặp phải số phận bất hạnh như vậy? Đoàn khai quật đưa ra nhận định do gặp phải sóng lớn. Tuy nhiên, theo tư liệu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí hậu thì biển Kiên Giang là vùng biển êm, ít có sóng lớn, độ cao của ngọn sóng không quá 5m và không có sóng ngầm. Còn theo báo cáo khai quật thì khu vực tàu đắm có nhiều đá ngầm và san hô tảng lớn.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất