12/05/2009 15:52 GMT+7 | Văn hoá
(TT&VH) - Việc tìm thấy 2 cuốn sách đồng tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) vào tháng 4 vừa qua đã kéo theo một loạt công đoạn khác đối với các chuyên gia của Bảo tàng Bắc Ninh, từ việc thực hiện một bản sao cho tới quá trình tìm thêm thông tin về 2 cuốn sách này.
Bút tích của “Bà chúa Kim Cương”?
Theo lời ông Nga, 2 cuốn sách được đặt ở vị trí gần đỉnh tháp, phía dưới là các lớp đá xếp ken dày. Phía ngoài sách được bọc rất cẩn thận bằng giấy dó, kèm theo đó là 2 thỏi đồng có hình dáng như trâm cài đầu thời xưa (một chiếc đã gãy). Nôm na, 2 thỏi đồng ấy có chức năng dùng để mở từng trang sách cũng bằng đồng. Người xưa rất cẩn thận, bởi nếu mở sách bằng tay, vết chạm có hơi người rất dễ dẫn tới những vệt ô-xi hóa trên bề mặt - ông Nga hào hứng kể. Ngoài ra, cũng phải công nhận là “các cụ” bảo quản sách rất tốt. Khi mang về, các lớp giấy dó theo thời gian đã kết lại với nhau bên ngoài như một lớp hồ dày. Giấy dó hút ẩm rất mạnh nên giữ cho các trang sách vẫn óng ánh màu đồng như mới, chỉ trừ trang bìa và một vài góc các trang sách bị gỉ xanh - tương ứng với một vài chỗ mà giấy dó quá mủn nên bục ra.
Ông Nga cho biết: Sách đồng là hiện tượng khá hiếm gặp trong lịch sử khảo cổ Việt Nam, nên việc phục chế một phiên bản cho 2 cuốn kinh này là điều tất yếu. Có thể, phiên bản này sẽ được để lại trong tháp Tôn Đức để thay cho bản gốc. Cũng có thể, bản gốc vẫn được để lại trong tháp, còn bản dựng thì được bày ở bảo tàng. 2 lựa chọn đó sẽ được quyết định tùy theo quá trình làm việc giữa Sở VH, TT&DL tỉnh với các sư trụ trì chùa Bút Tháp, cũng như hậu duệ của dòng họ nhà sư Minh Hành (hiện đang sống tại Hà Nội).
Kể về việc phục chế 2 bản sách đồng, ông Nga nói: việc tưởng chừng đơn giản, nhưng hóa ra phức tạp vô cùng, bởi... chúng tôi chưa có tiền lệ đi làm các phiên bản sách đồng bao giờ. Bản thân việc đi tìm các tấm đồng có độ dày 10 ly, đủ để đúc chữ lên cả 2 mặt sách, cũng là điều khó khăn. Ngoài ra, các nét đúc trên mặt chữ là nét hớt và đòi hỏi kỹ thuật đúc khác hẳn với việc đúc trên mặt chuông, mặt tượng thông thường. Khi trao đổi với các nghệ nhân vùng Đại Bái, Bắc Ninh, họ đều từ chối vì vất vả mãi không đúc được.
Cuối cùng, sau khi đi tìm kiếm, bảo tàng tìm được họa sĩ Ngô Lợi tại thành phố Bắc Giang, có đủ “hoa tay” để đúc nét chữ thanh thoát, các nét hất, nét móc mềm mại hơn. Tuy nhiên, do họa sĩ này không biết chữ Hán, nên bảo tàng chỉ còn cách cho người có chuyên môn chữ Hán hàng ngày thẩm định và “kèm” ông Lợi thực hiện công việc của mình. Các ô chữ trên tấm đồng được kẻ ô vuông, chia theo định vị rồi thực hiện từng khuôn một.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất