Người Việt 'nghiện' tin đồn và phải trả giá

10/09/2012 07:37 GMT+7

Có ai dám khẳng định trong đời chưa bao giờ tin các loại tin đồn thổi? Vậy tại sao tin đồn lại có sức hút hơn tin chính thống và người Việt lại cứ thích nghe tin đồn?

Cuối năm 2011 có nhiều vụ vỡ nợ quỹ tín dụng đen hàng chục tỉ đồng chỉ vì người dân tin vào thông tin truyền miệng, vào vỏ bọc đại gia và “chữ tín” của những kẻ trả lãi suất cao, được đồn thổi qua nhiều người.

Họ lấy tiền người cho vay sau trả lãi suất cho người cho vay trước hoặc đem tiền đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán mà cả hai đều rớt giá thảm hại cho đến tận bây giờ. Những chủ quỹ tín dụng đen này cũng là nạn nhân của các tin đồn khác vì bản thân cũng bị lừa vì thiếu thông tin.

Trong ứng xử xã hội thông thường tin đồn được lan truyền theo kiểu rỉ tai nhau và hành xử theo “văn hóa đám đông” (hay “văn hóa bầy đàn”).

Thu thập và xử lý thông tin là một quy trình đầy đủ để nhận được thông tin xác thực cần thiết.Vậy mà sao người Việt ta thích nghe tin đồn hơn tin các tin tức chính thống và dễ bị các tin đồn làm lung lay?

Trong lịch sử, người Việt luôn phải đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt, giặc ngoại xâm luôn rình mò và thừa cơ là xâm chiếm. Người Việt ta hiểu sức mạnh đoàn kết của đám đông cũng như một đàn cá hồi hàng triệu con thường di chuyển theo đàn để làm hoa mắt đối thủ và cùng nhau bảo vệ tính mạng của cả đàn.

Cho nên văn hóa ứng xử và truyền tin là xem hành vi của nhau và “nghe ngóng”, người nọ rỉ tai cho người kia để cùng hành xử trong cuộc sống tràn ngập thông tin để tự thích nghi và định hướng.

Người dân ta đã có thời đói thông tin, quanh đi quẩn lại chỉ biết cái sân nhà và ao vườn, vượt ra khỏi lũy tre làng là mù tịt. Khi ấy các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển, giao thông đi lại khó khăn.

Nhưng giờ đây, khi thông tin từ mọi phương tiện truyền thông đã bùng nổ, vậy tại sao người Việt vẫn thích nghe “tin đồn”?

Chỉ vì nước ta còn nghèo, đa số người Việt ta do cuộc sống mưu sinh bận rộn, vất vả và theo thói quen ngàn đời vẫn thông tin cho nhau như trong “Đôi mắt” của nhà văn Nam Cao, quen nghe những lời đồn thổi.

Họ giữ thói quen ấy, giờ đây cũng vậy. Họ dành thời gian ít ỏi để đọc và xem các tin giật gân hoặc giải trí, để rồi lại rỉ tai nhau. Chỉ cần một ai đó tung ra tin đồn thì cái văn hóa truyền miệng ấy lại khiến nó lan nhanh hơn gió thổi.

Điều gì xảy ra nếu các nguồn thông tin mâu thuẫn, không trung thực, không tin cậy và không minh bạch?

Nhiều thông tin được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng không được kiểm chứng và thực sự là một kiểu tin đồn khi chỉ gây tò mò cho người nghe .Và người nghe lại là người truyền tin và thêm thắt gia vị cho hấp dẫn.

Mới đây là vụ MB24 kinh doanh đa cấp gian hàng ảo trên mạng nhưng không có hàng, vì hám lợi nên không ít người chưa một lần lên Internet bị lừa mất hết gia tài khi chỉ nghe tin truyền miệng.

Theo VnExpress

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm