15/12/2022 12:58 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Với nhiều năm gắn bó với “thần chứng khoán” Warren Buffett, vị tỷ phú 98 tuổi nhận ra có 2 người điều giàu không bao giờ làm để xây dựng được khối tài sản khổng lồ.
Không ngoa khi nói rằng "cánh tay phải" của Warren Buffett, Charlie Munger "ông hoàng chứng khoán" là một huyền thoại trong giới đầu tư. Lấy Buffett là ví dụ, bạn có thể cho rằng những thành tựu ông ấy có được đều do bản thân. Tuy nhiên Buffett lại quy tất cả những gì mình đang có là nhờ Munger. "Munger đã mở rộng tầm nhìn của tôi, ông ấy giúp tôi tiến hóa từ "đười ươi" thành người với một tốc độ phi thường. Nếu không có Munger, tôi sẽ không có ngày hôm nay".
Với hàng chục năm gắn với bó với "thần chứng khoán" Warren Buffett cùng kinh nghiệm để có khối tài sản lên đến hơn 2,3 tỷ USD, trong cuốn sách "Poor Charlie's Almanac", Munger đã đề cập rằng những người có thể trở nên giàu có thường nhất quyết không làm 2 điều này.
Quan điểm này có vẻ tàn nhẫn song nếu thực sự muốn làm giàu thì những quan điểm như thế này là điều bạn phải hiểu.
Của cải của mỗi người là do thời gian tạo ra. Bạn sử dụng thời gian càng tốt thì càng tạo ra nhiều của cải. Cho dù có làm tốt đến đâu, bạn cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày. Nếu không tận dụng tốt, kết bạn với những người “vô giá trị” bạn sẽ đánh mất cơ hội để tạo ra của cải. Nếu duy trì điều này trong một năm hay 10 năm, số tài sản bạn tạo ra có thể sụt giảm đến kinh ngạc.
Ví dụ, khi những người khác đang trò chuyện với một mạng lưới những người bạn giàu kiến thức để học hỏi kinh nghiệm thì bạn lại đang nhậu cùng với bạn rượu của của mình. Sau vài giờ, họ có thể đã kiếm được hàng trăm USD nhưng bạn chỉ là số tiền phải chi cho bữa ăn đó và tăng thêm vài kg.
Munger cũng kiên quyết không làm thân với những người bạn “vô giá trị”. Bạn có thể thấy “thần chứng khoán: Buffett là người bạn thân nhất của Munger. Thường trò chuyện với Buffett, điều này cho phép ông ấy sử dụng mỗi giờ một cách hiệu quả. Vì thế mà rất khó để Munger không trở nên giàu có.
Tuy nhiên ở đây, một chi tiết cần được làm rõ, bạn "vô giá trị" là bạn như thế nào? Nội dung của "Poor Charlie's Almanac" cho chúng ta một nguyên tắc để đánh giá, đó là khả năng cải thiện bản thân của chính bạn.
Có nghĩa là, khi gắn bó sâu sắc với người nào đó, bất kể lâu dài hay ngắn hạn, nếu mối quan hệ đó không thể nâng cao trình độ của bạn, đó chính là người bạn vô giá trị.
Quan điểm này có thể hơi phiến diện. Vậy tại sao những người có thể trở nên giàu có lại không dành nhiều thời gian để tìm kiếm công việc họ thích?
Thực tế, hầu hết mọi người đều không tìm được công việc mình yêu thích trong cuộc đời này. Bởi điều kiện cơ bản nhất để một người tìm được công việc mình yêu thích là phải nhận thức đủ rõ ràng về bản thân và nhận thức toàn diện về thế giới bên ngoài. Đây là những điều chỉ có thể tích luỹ được bằng thời gian và kinh nghiệm. Bạn có thể mất đến 23-30 năm và hàng loạt những thăng trầm mới có thể biết được công việc yêu thích của mình là gì.
22 tuổi ra trường, nếu chỉ dành dành 23-30 năm để đi tìm công việc mình yêu thích, lúc này bạn đã ngoài 50 tuổi. Vậy nên chắc chắn phần lớn mọi người sẽ khó có thể theo đuổi được công việc mình yêu thích ngay khi mới bắt đầu.
Làm công việc yêu thích quả thực có thể giúp chúng ta nâng cao hiệu suất và tăng niềm vui trong cuộc sống. Song để tìm được công việc yêu thích là vấn đề khó. Vì vậy thay vì dành thời gian để tìm công việc yêu thích, bạn hãy chăm chỉ với công việc mình đang làm.
Munger không đầu tư ngay từ đầu, không dành thời gian để tìm kiếm công việc mình yêu thích song ông đã làm tốt những gì mình đang làm để tìm được cơ hội kiếm tiền.
Kazuo Inamori cũng nêu quan điểm tương tự, thay vì tìm kiếm công việc mình yêu thích, hãy say mê với công việc hiện tại. Khi đủ giỏi, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để yêu thích công việc hiện tại? "Poor Charlie's Almanac" đã đề cập đến một phương pháp, đó là tìm cảm giác hoàn thành.
Khi có thể hoàn thành được những đầu việc của công việc hiện tại, bạn sẽ dần dần thích nó. Đây là sở thích không thể cưỡng lại được của con người. Bởi khi tìm được cảm giác hoàn thành, chúng ta sẽ cảm thấy mình đã chinh phục được công việc hiện tại. Mọi thứ bạn chinh phục được thường là những gì bạn thích.
Nhưng nếu không thích công việc và không có ý định tìm kiếm cảm giác hoàn thành, bạn cần chủ động thiết lập những dấu mốc nhỏ và tự tưởng cho bản thân khi đã hoàn thành. Ví dụ nếu công việc hiện tại là bán hàng, bạn có thể đặt cho mình những mục tiêu nhỏ như, mỗi khi bán được 10 đơn hàng bạn sẽ tự thưởng cho mình một chai đồ uống yêu thích. Đây là cách để bạn dần hình thành cảm giác hoàn thành và chinh phục công việc hiện tại của mình.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất