Nữ văn sĩ sống thọ 105 tuổi, bí quyết gói gọn ở 3 điều: Đọc sách dưỡng não, điềm tĩnh dưỡng tâm, vận động dưỡng thân

10/12/2022 10:44 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Mong bạn, nửa đời sau: Dùng một cơ thể khỏe mạnh để đối mặt với những thách thức thực tế. Dùng một tâm hồn thư thái để gánh những ưu phiền của thế gian.

Có một bà lão, bà xuất thân trong một gia đình gia thế, từ nhỏ đã thích đọc sách, sau này, thông thạo ba ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha.

Bà có dung mạo xinh đẹp, khi còn trẻ được vô số anh tài theo đuổi, là tiểu thư danh gia vọng tộc nổi tiếng.

Bà có một gia đình hạnh phúc, chồng là một nhà văn nổi tiếng và con gái là một giáo sư thông thạo cả văn hóa Trung Quốc và phương Tây.

Trong nửa đầu của kịch bản cuộc đời, số phận dường như đã rất ưu ái bà.

Nhưng đời người là vô thường, tạo hóa thường hay thích trêu người.

Ở tuổi 55, thời đại xô đẩy, bà thậm chí còn phải làm công việc quét dọn nhà vệ sinh, chịu đựng đủ các thứ mùi hôi hám nhất.

Ở tuổi 86, chồng và con gái lần lượt lâm bệnh nặng, và qua đời.

Tuy nhiên, cả cuộc đời mình, dù thăng trầm tới đâu, bà cũng chưa từng nản lòng, u uất trước những những khó khăn hay đau đớn nhất.

Ngược lại, bà vẫn hết mình với cuộc sống tới năm 105 tuổi với tâm thái điềm tĩnh và khí chất tao nhã nhất.

Bà chính là Yang Jiang, nhà viết kịch, nữ tác giả, dịch giả nổi tiếng của Trung Quốc.

Nhà văn này sống đến 105 tuổi, và bí quyết gói gọn ở 3 điều - Ảnh 1.

Yang Jiang, nhà viết kịch, nữ tác giả, dịch giả nổi tiếng của Trung Quốc

Năm 2005, nhà văn Luo Yinsheng đã cho ra đời cuốn "Tiểu sử của Yang Jiang" sau khi thu thập một số lượng lớn tài liệu do chính bà Yang Jiang viết.

Cuốn sách này cô đọng tinh túy trí tuệ của cuộc đời, đem lại những gợi mở vô tận cho những tâm hồn lạc lối của con người đương thời.

Cuốn sách cũng ghi lại cách nữ sĩ Yang Jiang chăm sóc sức khỏe để có thể sống lâu trăm tuổi, và nó rất đáng để chúng ta học hỏi.

1. Vận động

Cuốn "Tiểu sử của Yang Jiang" có ghi lại cuộc sống sau kết hôn của Yang Jiang và chồng mình, ông Qian Zhongshu.

Mỗi ngày sau khi thức dậy, hai người sẽ cùng nhau ra ngoài đi bộ, tập thái cực quyền.

Sau khi chồng qua đời, bà Yang Jiang vẫn duy trì thói quen vận động.

Bà Yang Jiang lúc này tuổi tác đã cao, môn thể thao mà bà yêu thích nhất là Bát đoạn cẩm.

Bát đoạn cẩm được xem là môn thể thao trường sinh bất lão, bà Yang Jiang ngày nào cũng đều luyện tập môn thể thao này, chưa từng đứt đoạn.

Nếu gặp hôm nào trời mưa hay thời tiết xấu không thích hợp để ra ngoài, bà vẫn kiên trì đi đủ 7000 bước dù ở trong nhà.

Việc kiên trì luyện tập không chỉ giúp nâng cao năng lực, mà còn giúp tinh thần của bà tỉnh táo nhanh nhẹn.

Ở độ tuổi 90, bà Yang Jiang vẫn có thể "đi lại nhanh nhẹn, không cần cúi người, tóc đen xen lẫn tóc trắng, răng về cơ bản còn nguyên vẹn."

Nhà văn này sống đến 105 tuổi, và bí quyết gói gọn ở 3 điều - Ảnh 2.

Ở độ tuổi 90, bà Yang Jiang vẫn có thể "đi lại nhanh nhẹn, không cần cúi người, tóc đen xen lẫn tóc trắng, răng về cơ bản còn nguyên vẹn."

Nhà văn Zhou Ling nói: "Những người ngồi yên trong thời gian dài có hệ sinh thái bên trong cơ thể giống như một vũng nước tù đọng, không có sự sống. Người tập thể dục thường xuyên có hệ sinh thái bên trong giống như một dòng suối trong vắt".

Kiên trì luyện tập thể thao không chỉ có thể rèn luyện cơ thể con người mà còn giúp tinh thần tràn đầy, vẻ ngoài rạng rỡ lạ thường.

Ông Liang Shuming, một bậc thầy về Hán học, khi còn nhỏ là một người khá yếu ớt và dễ bị ốm.

Trời còn chưa chuyển lạnh nhưng tay chân của ông đã lúc nào cũng lạnh toát.

Để cải thiện thể chất, ông bắt đầu rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

5h sáng thức dậy, ông sẽ ngồi trên giường thực hiện vài động tác đơn giản trước.

Hàng ngày, ông cũng thường xuyên ra ngoài tập thể dục, tới công viên chạy bộ, đánh quyền.

Buổi tối, ông tập thái cực quyền, dù đông hay hè, ông vẫn luôn tập rất đều đặn.

Liang Shuming sống tới 95 tuổi, và khi được hỏi về bí quyết để sống lâu sống thọ, ông cười nói: "Ăn uống đúng bữa đàng hoàng, hoạt động thể chất mỗi ngày. Tâm, khí đều khỏe, cơ thể tự nhiên sẽ khỏe thôi!"

Quá trình tập luyện thể dục thể thao mang lại sự dẻo dai và thư giãn toàn thân.

Mỗi cử động của tay chân đều có thể làm giãn gân cốt, hoạt huyết và điều hòa hơi thở.

Kiên trì trong nhiều năm, bạn sẽ thấy cơ thể mệt mỏi dần tràn đầy sức sống, da dẻ hồng hào hơn.

Duỗi chân, đổ mồ hôi một chút và tập thể dục nhiều hơn là những "thực phẩm chức năng" bổ dưỡng nhất cho sức khỏe.

2. Điềm tĩnh

Cuốn tài liệu y học cổ của Trung Quốc, "Hoàng đế nội kinh" nói: "Con người có năm cơ quan nội tạng, chuyển hóa năm khí để tạo ra niềm vui, sự tức giận, nỗi buồn, lo lắng và sợ hãi."

Trong nhiều trường hợp, lý do tại sao mọi người ở trong trạng thái tồi tệ chủ yếu liên quan đến cảm xúc.

Nếu bạn đang ở trong một tâm trạng tồi tệ, cho dù có sử dụng bao nhiêu sản phẩm chăm sóc da cũng vô ích.

Tâm trạng tốt, trái tim cảm thấy hạnh phúc, cơ thể tự nhiên cũng sẽ khỏe mạnh.

Cuốn "Tiểu sử của Yang Jiang" có kể một câu chuyện như này:

Năm 2005, vừa đúng dịp kỉ niệm 400 năm của cuốn tiểu thuyết "Don Quijote de la Mancha" (Đôn-ki-hô-tê), bản dịch của Yang Jiang đã dấy lên những tranh cãi vô cớ trong giới học thuật.

Lúc đó, tiểu thuyết này ở Trung Quốc có tới hơn 20 bản dịch khác nhau.

Trong đó có một dịch giả trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông đã công khai công kích Yang Jiang:

"Cho rằng bản dịch của Yang Jiang là bản dịch hay nhất là sai lầm, cô ấy quá tự tin, chỗ cần tra từ điển lại không tra. Tôi hiện đang dùng nó như một ví dụ cho những sai lầm trong dịch thuật cho sinh viên của mình."

Dịch giả đó còn chỉ trích Yang Jiang chỉ vì bản dịch của bà ít hơn bản dịch của ông ấy 11 vạn chữ.

Sau khi cuộc phỏng vấn này được đưa ra công chúng, không ít dịch giả đã đứng ra bất bình thay cho Yang Jiang.

Nhưng bản thân bà Yang Jiang khi nghe xong câu chuyện này lại vô cùng điềm tĩnh.

Trước tiền, bà an ủi những người ủng hộ mình, khuyên họ nguôi giận.

Sau đó, bà phản hồi lại thông qua một tuần báo, cảm ơn những góp ý của vị dịch giả kia:

"Rất nhiều tranh luận đều xuất phát từ những hiểu lầm. Đổng tiên sinh (dịch giả công khai phê bình bà) có thể làm thầy của tôi, dám chỉ ra những sai lầm, đó là tinh thần mà nhiều dịch giả nên có." 

So với việc đáp trả lại một cách gay gắt, Yang Jiang lựa chọn đáp lại một cách điềm tĩnh, đầy thiện chí.

Nhà văn này sống đến 105 tuổi, và bí quyết gói gọn ở 3 điều - Ảnh 3.

Nữ văn sĩ Yang Jiang là một người vô cùng điềm tĩnh

Trong một cuốn sách có tên "Sức mạnh của cảm xúc tích cực" có một câu nói như này:

"Chúng ta không phải vì có một cuộc sống trọn vẹn và một sức khỏe tốt mà cảm thấy tích cực, ngược lại, những cảm xúc tích cực thực sự sẽ tạo ra một cuộc sống trọn vẹn và một cơ thể khỏe mạnh."

Sức khỏe của một người là biểu hiện bên ngoài của cảm xúc bên trong.

Cái gọi là dưỡng sinh, suy cho cùng không tách rời một trái tim tĩnh tại.

Bởi lẽ thân thể giống như một cuốn sổ, nó ghi lại tất cả những hỉ nộ ái ố từng trải qua.

Xảy ra chuyện mà chỉ biết nổi nóng, thân thể sẽ bị tổn thương do khí trệ.

Ngược lại, nếu tâm tĩnh lặng, không nóng vội thì thân và tâm sẽ có thể đạt được trạng thái điều hòa cân bằng.

Quản lý cảm xúc và tâm trạng còn tốt hơn hàng ngàn đơn thuốc.

3. Đọc sách "dưỡng não"

Đại học Yale từng thực hiện một nghiên cứu với những người trên 50 tuổi.

Họ dành ra 12 năm để theo dõi và điều tra hơn 3.500 người, và đưa ra một kết luận rằng:

Những người thích đọc sách có xu hướng sống lâu hơn người bình thường.

Bởi lẽ du ngoạn trong biển sách không chỉ có thể điều hòa cảm xúc, loại bỏ tức giận, phiền muộn mà còn giúp rèn luyện trí não, tư duy linh hoạt hơn.

Nhà văn Li Bing và Tie Ning từng đi chúc mừng sinh nhật Yang Jiang khi bà 100 tuổi.

Nhớ lại ngày hôm đó, Li Bing nói:

"Yang tiên sinh tuổi tuy đã cao, nhưng thị lực vẫn vô cùng tốt, đọc sách không cần đeo kính, tư duy vẫn rất minh mẫn."

Bản thân bà Yang Jiang cũng từng tự mình nói rằng: "Đọc sách có thể giúp tôi suy nghĩ."

Mỗi ngày bà đều dậy lúc 6h, thể dục xong, bà sẽ đọc sách, viết lách và luyện chữ.

Giá sách tại nhà bà, không chỉ có "Tứ thư", "Thánh kinh"… mà còn có đủ các loại báo từ tạp chí lớn đến nhỏ.

Sau khi chồng và con gái qua đời, sách trở thành chỗ dựa duy nhất của bà.

Thói quen đọc sách giúp tinh thần bà luôn minh mẫn, suy nghĩ luôn rất tiên tiến.

Nhà văn này sống đến 105 tuổi, và bí quyết gói gọn ở 3 điều - Ảnh 4.

Thói quen đọc sách giúp tinh thần bà luôn minh mẫn, suy nghĩ luôn rất tiên tiến.

Samuel Taylor Coleridge, Nhà lý luận văn học người Anh, từng nói: "Một cuốn sách hay chính là một liều thuốc, mỗi một trang sách là một viên thuốc, hơn nữa còn là liều thuốc có tác dụng lâu dài."

Quá trình đọc sách là quá trình nuôi dưỡng tâm hồn, tu tâm dưỡng tính.

Thường xuyên đọc sách có thể giúp tinh thần tràn đầy năng lượng, cơ thể tự nhiên sẽ luôn trẻ trung, nhanh nhẹn.

Khi bạn già đi, sách là liều thuốc độc nhất vô nhị có thể giúp bạn luôn tươi trẻ và sảng khoái tinh thần.

Sau khi một thời gian kiên trì đọc sách, đầu óc sẽ dần minh mẫn, tâm hồn sẽ dần dần được thanh lọc.

Từng câu từng chữ trong từng trang sách sẽ biến thành chất dinh dưỡng, mang đến cho bạn một dòng chất bổ sung có một không hai.

Đọc sách là phương thức tốt nhất để làm giàu cho bản thân.

Mong bạn, nửa đời sau:

Dùng một cơ thể khỏe mạnh để đối mặt với những thách thức thực tế.

Dùng một tâm hồn thư thái để gánh những ưu phiền của thế gian.

Dưỡng sinh, thực ra là một thái độ sống tôn trọng sự sống.

Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm