27/12/2022 12:20 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
8 người con của nhà đầu tư đại tài này chưa bao giờ bị gắn mác “con nhà giàu”. Họ đều tốt nghiệp các trường ĐH danh giá và đạt được những thành tựu trong lĩnh vực của mình. Để có được điều này, cha của họ đã áp dụng 3 phương pháp giáo dục này.
Cha mẹ nào cũng mong con mình "hóa rồng, hóa phượng". Tuy nhiên đáng tiếc là nhiều người lần đầu làm cha mẹ, chưa có kinh nghiệm, họ chỉ dựa vào trực giác và gợi ý của người xung quanh để xây dựng cách giáo dục trong gia đình mình.
Thực tế cho thấy rằng, cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái. Nếu gia đình không có phương pháp giáo dục trẻ một cách hệ thống, các em sẽ dễ dàng tụt hậu so với những người khác. Vậy phương pháp giáo dục là gì để đặt nền tảng cho những đứa trẻ triển vọng. Câu trả lời được tìm thấy trong cuốn sách "Poor Charlie's Almanack" do tỷ phú thông thái Charlie Munger chắp bút.
Charlie Munger (98 tuổi) là người giàu có hàng đầu thế giới, được xem như "cánh tay phải" của thần chứng khoán Warren Buffett. Bill Gates nhận xét về Munger "có nhiều điều ngạc nhiên hơn Buffett và ông ấy là nhà tư tưởng sâu sắc nhất mà tôi từng thấy".
Munger có tổng cộng 8 người con và tất cả đều trở thành những cá nhân xuất sắc. Đặc biệt không ai trong số họ bị gắn mác "con nhà giàu". Ngược lại các con của ông đều tốt nghiệp những trường danh tiếng và đạt được các thành tựu to lớn trong lĩnh vực của họ. Để có thể nuôi dạy được cả 8 người con thành công, Charlie Munger đã áp dụng những phương pháp này
Nhiều bậc cha mẹ mong muốn giáo dục những đứa trẻ triển vọng bằng lý lẽ. Khi dạy con, Munger cũng dùng lý lẽ. Tuy nhiên về cơ bản ông tuân theo một nguyên tắc khi nói về lý lẽ, đó là trước tiên cần làm mẫu sau đó mới truyền lại kinh nghiệm cho con.
Con trai út của Munger được rất nhiều người ấn tượng khi lần đầu gặp mặt. Ai tiếp xúc với anh đều đánh giá cậu bé là người có chỉ số EQ cao. Munger kể lại rằng một lần gia đình đi trượt tuyết tại ở Sun Valley. Vào ngày cuối cùng của kỳ nghỉ, Munger và cậu út phải bất chấp gió, tuyết để đi tìm cây xăng gần nhất. Lúc đó, cậu út phát hiện và thắc mắc tại sao trong thùng nhiên liệu vẫn còn đến 1/2 mà vẫn phải đi tìm cây xăng
Lúc này Munger đã trả lời con: "Nếu mượn xe của người khác, con đừng quên đổ đầy bình xăng trước khi trả lại cho người khác".
Nhờ câu nói này, người con trai út hiểu rằng cha mình muốn bày tỏ sự chân thành nhằm duy trì các mối quan hệ trong xã hội.
Như bạn thấy, thực tế, cách giáo dục con cái hiệu quả nhất là cha mẹ hành động trước để có trải nghiệm dạy con.
Đôi khi cha mẹ đưa ra hàng ngàn lời hô hào, khuyên nhủ cũng không hiệu quả bằng việc cùng con bắt tay làm công việc đó dù chỉ một lần.
Ví dụ, nhiều cha mẹ thường nhắc nhở con cái phải đọc sách nhiều hơn, học hành chăm chỉ lên để tìm được công việc tốt trong tương lai. Tuy nhiên khi nói điều này, người cha lại đang nằm trên ghế sofa lướt điện thoại.
Bạn cảm thấy thế nào khi sếp nhắc nhở bạn tập trung làm việc trong khi chính anh ấy đang lướt điện thoại.
Trên thực tế, trẻ em cũng vậy nếu bạn nói mà không làm gương, không những chúng không nghe theo, thậm chí còn phản kháng. Nếu bạn đọc một cuốn sách cẩn thận và ghi chú từng trang. Chắc chắn con bạn cũng sẽ ảnh hưởng bởi thói quen này và tin vào những gì bạn nói.
Cha mẹ nuôi dạy con thông minh không đưa ra lý lẽ tuỳ tiện, mà phải hành động trước bằng việc nêu gương. Khi bố mẹ trở thành gương tốt cho con, trẻ sẽ dễ dàng học theo những quan điểm và giá trị sống đúng đắn.
Con gái của Munger cho biết ông rất thích dùng bữa cơm để giáo dục con cái. Khác với cách giáo dục thông thường, cách dạy con ưa thích của Munger là kể chuyện, thay vì lý lẽ đơn thuần.
Cô con gái kể lại rằng Munger thường sử dụng các câu chuyện về những tấm gương sáng hoặc sử dụng các trường hợp tiêu cực để nói nên hậu quả của một quyết định sai lầm nhằm điều chỉnh thế giới quan của các con.
Thực tế chúng ta thích nghe những câu chuyện hơn là lý lẽ và thích soi sáng bởi tấm gương có thật hơn là lời giảng khô khan.
Thế nến phương pháp của giáo dục của Munger rất thành công. Ngay cả khi lớn lên, các con của Munger vẫn thích nghe đủ giai thoại mà ông kể. Các con của ông học được rất nhiều điều có ích từ đó.
Munger đã kể với con gái mình về sai lầm của một nhân viên trong chính công ty ông. Vốn dĩ anh ta mắc sai lầm không đáng trách. Tuy nhiên anh ta giấu giếm để trốn tránh trách nhiệm. Cuối cùng khi bị phát hiện, ngay lập tức anh nhân viên đó đã bị đuổi việc.
Câu chuyện này đã để lại ấn tượng sâu sắc với con gái của Munger. Sau này khi đã trưởng thành cô vẫn tin rằng trung thực là chiến lược tốt nhất. Phạm sai lầm không xấu nhưng che đậy là điều đáng sợ. Làm sai chỉ cần sửa đúng là có thể giảm được hậu quả. Tuy nhiên né tránh chẳng những không thể giải quyết mà còn có thể gây hoạ.
Điều này đã truyền cảm hứng cho các bậc phụ huynh rằng chúng ta nên giảm bớt phương pháp giáo dục trẻ thông qua những lý lẽ suông. Thay vào đó, bố mẹ cần nỗ lực hơn nữa trong việc kể chuyện và dùng những nhân vật để làm gương sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Vì vậy thay vì nói cho trẻ biết đọc sách quan trọng như thế nào, tốt hơn hết cha mẹ hãy bắt đầu bằng một câu chuyện về người thất bại do không đọc sách đã đánh mất cơ hội của mình như thế nào.
Chần chừ là bản tính của con người. Nó có thể khiến nhiều người hình thành những thói quen xấu. Tất cả chúng ta đều không muốn con mình trở thành người trì hoãn. Song điều mà nhiều cha mẹ không biết là họ đã vô tình để con mình hình thành thói quen này khi nói "Hãy bắt đầu vào ngày mai".
Tuy nhiên trong cách dạy con của Munger, ông khẳng định chiến lược tốt nhất cần phải bắt đầu ngay bây giờ, ngay lập tức.
Khi con trai cả của Munger ra ngoài và đánh rơi chiếc chìa khoá xe của mình. Sau khi trở về, anh đã thú nhận với cha mình. Ngay lập tức ông đã yêu cầu con phải đi tìm ngay. Người con trai chống cự bằng mọi cách và cho rằng trời sắp tối hãy để sáng mai. "Đến mai thì liệu chiếc chìa khoá còn ở chỗ đó không", Munger thẳng thắn nói với con.
Khi nhắc lại câu chuyện này, cậu con trai cả vẫn cảm kích về bài học từ cha mình. Hiện tại anh tuyệt đối không bao giờ cho phép bản thân được chậm trễ bất kì điều gì.
Hiện này, nhiều cha mẹ không chú ý giáo dục con né tránh sự trì hoãn. Đa số các phụ huynh đều cho rằng "đợi một chút" trong tiềm thức không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên khi việc này lặp đi lặp lại sẽ hình thành nên thói quen trì hoãn ở trẻ.
Mua sách mới đừng nói ngày mai mới đọc, cha mẹ nên mở ra đọc ngay cho trẻ. Để hoàn thành bài tập đừng nói mai mới bắt đầu mà hãy thực hiện ngay.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất