(Bài dự thi) - Từ lâu, cầu Long Biên (Hà Nội) đã trở thành biểu tượng cho những trang vàng của lịch sử Thủ đô. Song trong những ngày tháng “thanh bình tiếng guốc reo vui” này, cây cầu cổ kính còn mang thêm trên mình trọng trách khác, đó là làm chứng nhân của tình yêu đôi lứa nhờ những “chiếc khóa tình yêu”.
Chuyện “những chiếc khóa tình yêu”
Năm 2006, ở nước Ý xa xôi, cuốn tiểu thuyết "Ho voglia di te" (Anh yêu em), của nhà văn Federico Moccia, ra đời. Trong chuyện có chi tiết: hai nhân vật chính dùng chiếc khóa, biểu tượng của tình yêu, khóa lên cột đèn trên cầu Milvio (cây cầu lịch sử của Rome) và vứt chìa xuống dòng sông Tevere để ước mong tình yêu bất tử.
Ngay lập tức, một “cơn sóng cuồng si” dâng trào khắp nước Ý. Các đôi uyên ương đều muốn mối tình của mình hóa thân thành phần lãng mạn nhất của truyện. Người nối người, họ tới cầu Milvio, khóa những chiếc khóa biểu tượng cho tình yêu rồi ném chìa xuống sông.
Không dừng lại ở nước Ý, khóa tình yêu nhanh chóng xuất hiện ở các nước châu Âu khác như: Pháp, Đức, Nga…; rồi vượt khỏi biên giới của “lục địa già”, chẳng mấy chốc, những chiếc khóa tình đã có mặt ở: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…
Vào một buổi tối mùa hè lộng gió, trên cây cầu Long Biên (Hà Nội), có cô gái trẻ ngồi đợi người yêu. Cô tinh nghịch vuốt nhẹ trên những thành lan can cầu, lắng nghe tiếng “lanh canh” của những ổ khóa tình yêu khẽ va vào nhau. Cô mỉm cười, rồi lúc sau bảo người yêu: “Mình khóa tình yêu lên cầu đi anh!”. Và cứ thế, những chiếc khóa tình yêu đang ngấp tràn khắp thế giới được gắn vào cây cầu trăm tuổi đất Hà thành.
Đêm đêm, khi thành phố lên đèn, cầu Long Biên huyền ảo trong ánh vàng cổ kính. Các đôi tình nhân trẻ lại đến đây, đắm mình trong không gian trong lành, sâu lắng. Họ hóng mát, tâm sự và khóa những ổ khóa tình yêu trên cây cầu trăm tuổi với ước nguyện trọn đời.
Khóa tình yêu mới xuất hiện trên thành cầu Long Biên trong thời gian gần đây, song số lượng ngày càng tăng và đa dạng. Có chiếc khóa mới toanh với những lời yêu thương ngọt ngào viết lên trên, mà chỉ những chủ nhân của nó mới hiểu. Lại có những chiếc khóa nhỏ ngoắc vào khóa to tựa dáng hình đôi nam nữ tựa vào nhau. Có đôi lại dùng hẳn ổ khóa vòng quấn chặt vào thành cầu. Để ý kĩ, còn thấy những đôi khóa nhỏ xinh, hoen gỉ được giấu kỹ trong một hốc nhỏ như âm thầm tồn tại….
Mỗi chiếc khóa là một chuyện tình, một kỷ niệm và sau nó là cả những số phận, những cuộc đời. Ngồi bên gánh hàng ngô nướng của chị Hoàng Nguyệt Minh (quê Đông Anh - Hà Nội) trên cầu Long Biên lộng gió, nghe chị kể về cặn kẽ về tiểu sử của những chiếc khóa làm ai nấy đều thêm tin yêu vào cuộc sống, vào tình yêu.
“Không chỉ có giới trẻ gắn khóa lên cầu đâu nhé, có những người có gia đình vẫn ra đây ngoắc khóa tình yêu đấy”- chị Minh nói rồi chỉ vào chiếc khóa chống trộm chắc chắn, hoen gỉ và không một dòng lưu bút nào ở trên và kể tiếp: “Khóa tình yêu này là của một người chồng dành cho người vợ đã mất. Sau khi người vợ trẻ qua đời do tai nạn giao thông, người chồng bán cả gia sản để vào Nam làm lại từ đầu. Duy chỉ có một thứ anh ấy không bán. Đó là ổ khóa cổng nhà. Trước giờ bay, anh chồng dùng chiếc ổ khóa ấy, ngoắc vào thành cầu rồi ném chiếc chìa khóa thật mạnh ra giữa dòng nước đỏ ngầu để thể hiện tình yêu bất tử với vợ và với Hà Nội. Anh ngồi tâm sự với tôi và nhờ tôi “để ý” ổ khóa đó dùm anh. Đã mấy năm trôi qua, giờ mỗi khi về Hà Nội anh ấy vẫn ra thăm khóa và trò chuyện với tôi”.
Những ổ khóa tình yêu được gắn suốt dọc 1862 mét thành cầu Long Biên. Nơi được gắn nhiều nhất là những chỗ phình ra. Bởi đây là nơi các đôi tình nhân thường ngồi bên nhau mỗi tối. Tấp nập nhưng im lặng, đôi này đi, đôi khác lại đến thế chỗ. Họ trao nhau yêu thương, gắn kết tình yêu đôi lứa và cả tình yêu với thủ đô ngàn năm trên cây cầu lịch sử.
Nhớ lúc bom rơi, lửa chiến tranh…”
Lãng đãng tản bộ trên cầu Long Biên, tôi ngắm những ổ khóa tình yêu và cố đọc những lời yêu thương của các bạn trẻ. Bất chợt, đập vào mắt tôi là tấm biển gỉ sét: “1899-1902 Daydé & Pillé”. Sóng sông Hồng lao xao nhịp nhàng dắt người ta về với quá khứ.
Hơn một thế kỷ trước, cây cầu này được người Pháp xây dựng lên để phục vụ việc khai thác và đàn áp dân tộc Việt Nam. Và cũng dưới chân cây cầu này, tháng 2 năm 1947 đã diễn ra cuộc rút quân thần thánh của những người con ưu tú của Thủ đô trong những buổi đầu độc lập.
Kế đó, trong 12 ngày đêm khói lửa của quân và dân Thủ đô chống lại không lực Hoa Kỳ. 14 lần, cầu Long Biên đã oằn mình chịu những trận mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Song đây cũng chính là nơi “ta đánh giặc trên mâm pháo”. Với lòng quyết tâm bảo vệ cầu Long Biên, bảo vệ bầu trời Hà Nội, quân và dân Thủ đô đã xây dựng những trận địa pháo phòng không cao tới 11,5 mét ở bãi Giữa để sẵn sàng bắn hạ máy bay địch ngay cả khi nước sông Hồng dâng cao nhất. Hơn thế, trên những điểm cao của thành cầu đã trở thành ụ cao xạ chống máy bay Mỹ.
Đêm mùa hè, ngồi ở một quán hàng nhỏ trên cây cầu Long Biên lịch sử, ánh trăng vàng huyền ảo quyện hòa với ánh đèn rực rỡ của thời đại mới, đổ dài bóng những lứa đôi bên nhau xuống dưới lòng sông Hồng. Đâu đó, vẫn nghe thanh âm “lanh canh” của những “chiếc khóa tình yêu”, lòng tôi chợt dâng trào một tình yêu tha thiết với Hà Nội, khi Thủ đô đang bước vào tuổi thứ 1000.
Ngày 28/6, Đoàn công tác của TTXVN do Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc TTXVN, Chủ tịch Liên chi hội nhà báo TTXVN Vũ Việt Trang làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc và trao hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 2 gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Ở tuổi 60, NSƯT Hữu Châu đã cùng tác giả Thanh Thuỷ cho ra đời tập bút ký "Chân dung Hữu Châu – Chiếc nôi vàng giông bão". Với danh tiếng của mình, ông được nhiều bạn bè đồng nghiệp và các thế hệ học trò đến chúc mừng rất đông trong ngày ra mắt sách vào sáng 28 tháng 6 tại Đường Sách Thành Phố Hồ Chí Minh.
Nhà sưu tập Vũ Đình Hải vừa khiến giới yêu hội hoạ Việt Nam trầm trồ khi giới thiệu những "đứa con tinh thần" ông đã dày công sưu tập trong hành trình dài gắn bó với nghệ thuật. Với tên gọi triển lãm "Tác phẩm Vang bóng một thời Sài Gòn xưa", diễn ra tại Hội Mỹ thuật TP.HCM vào sáng 27/6, ông mang đến công chúng khoảng 60 bức tranh, phần lớn được sáng tác trong giai đoạn 1960–1975 bởi các hoạ sĩ miền Nam.
Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua 34 luật, 14 nghị quyết quy phạm pháp luật và cho ý kiến 6 dự án luật. Trong đó, nhiều Luật sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 1/7/2025.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay ngày 28/6/2025. Thethaovanhoa.vn cập nhật link trực tiếp bóng đá Việt Nam, FIFA Club World Cup 2025 và U21 châu Âu.
Trưa ngày 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ liên quan thương mại, thuế quan.
Trực tiếp bóng đá nữ Việt Nam vs Maldives (19h00, 29/6) – Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến, kết quả trận đấu giữa nữ Việt Nam vs Maldives thuộc vòng loại Asian Cup 2026.
Theo báo Anh, David Beckham đã âm thầm tiến hành phẫu thuật trong tuần này để điều trị dứt điểm chấn thương cổ tay mà anh gặp phải từ một trận đấu của đội tuyển Anh năm 2003.
Công an tỉnh Quảng Ninh vừa phá thành công vụ án "cầm cố tài khoản iCloud" các dòng điện thoại iPhone đời cao với lãi suất cho vay lên tới 30%/tháng (tương đương 360%/năm).
XSMN 28/6: Xổ số miền Nam ngày 28/6/2025 gồm các tỉnh TP.HCM, Long An, Bình Phước và Hậu Giang. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Bảy ngày 28/6 trên Thethaovanhoa.vn.
XSHG 28/6: Xổ số Hậu Giang được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Hậu Giang. Kết quả xổ số miền Nam được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Với hệ thống đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, Tam Giang - Cầu Hai, thành phố Huế đang từng bước định vị như một điểm đến tiên phong trong phát triển du lịch xanh, bền vững.
XSHCM 28/6: Được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Thành phố Hồ Chí Minh, quay thưởng vào lúc 16h10 thứ Hai và thứ Bảy hàng tuần. Kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Golf không chỉ là môn thể thao mà còn là “cầu nối” phát triển du lịch chất lượng cao, quảng bá văn hóa, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương, góp phần nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ du lịch và thể thao quốc tế.