Ngày 7/7: VN-Index mất ngưỡng 500 điểm

07/07/2010 14:10 GMT+7 | Thế giới

(TT&VH) - Mặc cho chứng khoán thế giới tăng nhẹ, thị trường chứng khoán trong nước vẫn có một phiên giao dịch điều chỉnh giảm vào sáng nay (7/7). Mặc dù khi mở cửa thị trường, chỉ số VN-Index tăng nhẹ nhưng việc thiếu thông tin hỗ trợ đã khiến chỉ số này quay đầu mất điểm. Như vậy, sau một tháng giao dịch giằng co chỉ số VN-Index đã quay trở lại vạch xuất phát.

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 1,68 điểm lên 502,5 điểm (tăng 0,34%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2.732.120 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 76,23 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 135 mã tăng, 78 mã đứng giá, 37 mã giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 6 mã tăng trần và 2 mã giảm sàn.


Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/07/2010, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 496,91 điểm, giảm 3,91 điểm (-0,78%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 39.397.660 đơn vị, giảm 14,00% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.071,662 tỷ đồng, giảm 16,48%.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, giao dịch mỗi lúc một yếu trong khi thị trường thiếu những thông tin hỗ trợ cần thiết. Chỉ số VN-Index chính thức mất ngưỡng 500 điểm vào thời điểm 10h00 sáng nay khi càng lúc càng nhiều mã đảo chiều giảm theo xu hướng.


Theo CTCK VnDirect, thị trường Việt Nam giao dịch trái chiều với thị trường thế giới là điều này khá bất thường khi không có các tin tức đặc biệt xấu nào ảnh hưởng đến thị trường. Nguyên nhân chính được đưa ra là vấn đề tâm lý nhà đầu tư và dòng tiền đang bị suy yếu trong ngắn hạn bởi kênh đầu tư OTC, UPCoM và các đợt tăng vốn của các công ty đặc biệt là khối ngành ngân hàng.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 2,77 điểm, xuống 498,05 điểm (giảm 0,55%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 31.879.710 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 846,91 tỷ đồng.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 7.014.980 đơn vị, với tổng giá trị hơn 212,90 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 46.412.640 đơn vị (-11,66%) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.284,562 tỷ đồng (-12,36%).

Trong tổng số 250 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 56 mã tăng, 150 mã giảm, 44 mã đứng giá. Trong đó, có 18 mã tăng trần và 10 mã giảm sàn.

Phiên này, thị trường ghi nhận đợt “nổi sóng” của các cổ phiếu ngành mía đường khi toàn bộ các cổ phiếu ngành này trên sàn HOSE đồng loạt tăng trần như BHS, NHS, LSS, SEC, SBT.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, thì có tới 8 mã giảm giá. Cụ thể, chỉ có hai mã MSN và VNM giữ nguyên mức giá tham chiếu tương ứng là 51.000 đồng và 91.000 đồng/cổ phiếu.

Còn lại, BVH giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,22%), còn 44.500 đồng. VCB giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,26%), còn 39.000 đồng. SSI giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,30%), còn 32.900 đồng. CTG giảm 200 đồng/cổ phiếu (-0,78%), còn 25.500 đồng. EIB giảm 200 đồng/cổ phiếu (-1,04%), còn 19.100 đồng. HAG giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,64%), còn 78.000 đồng. VIC giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (-1,42%), còn 69.500 đồng.

Mã STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với gần 1,9 triệu đơn vị (chiếm 4,77% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 17.000 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 3.700 đồng (-17,87%) do điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền.

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 20,38% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là BCE với mức tăng 4,95% lên 23.300 đồng (tăng 1.100 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 270 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì PAC là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.500 đồng lên mức 67.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 6 nghìn cổ phiếu. Trong khi đó, mã HBC lại giảm tới 4.400 đồng xuống còn 34.500 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt hơn 30 nghìn đơn vị.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 1 mã giảm và 3 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 giảm 100 đồng xuống 4.900 đồng (-2,00%). VFMVF1 đứng ở giá tham chiếu là 11.800 đồng, VFMVF4 là 6.900 đồng và MAFPF1 là 5.100 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 72 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.357.490 đơn vị, bằng 3,45% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, VFMVF1 được họ mua vào nhiều nhất với 163.000 đơn vị, chiếm 50,13% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như SSI (114.130 đơn vị), FPT (91.700 đơn vị), HAG (82.410 đơn vị) và SBT (69.760 đơn vị).

Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là IMP (100%), DPR (97,44%), BMP (96,01%), DHG (87,55%) và FPT (77,65%).


HBC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2009 bằng tiền mặt (12%) và bằng cổ phiếu (10:1)

HTV: Ngày GDKHQ nhận cổ tức bổ sung năm 2009 (2%)

WEB: Ngày GDKHQ thực hiện quyền mua cổ phiếu (1:1)

STB: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2009 bằng cổ phiếu (15%) và thực hiện quyền mua cổ phiếu năm 2010 (10:2)

Theo ĐTCK

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm