Ngành học bị gắn mác "vô dụng" lại siêu hot, 9 điểm/môn vẫn trượt

25/08/2023 14:44 GMT+7 | GenZ

Từng bị một số "chuyên gia ảo" trên mạng xã hội gắn mác "vô dụng", ngành học này lại rất có sức hút mạnh mẽ với các thí sinh.

Mạng xã hội từng xuất hiện nhiều video với những câu mở đầu như: "Top 3 ngành vô dụng", "Top 3 nhóm ngành nghề có nguy cơ thất nghiệp cao", "Danh sách những ngành chúng ta không nên đăng ký",... Trong đó, một số ngành bị gọi tên như: Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân sự, Marketing, Ngôn ngữ Anh,... được các "chuyên gia ảo" cho rằng sẽ sớm lỗi thời, lạc hậu. 

Tuy nhiên, bất chấp những tranh cãi xoay quanh vấn đề này, mới đây, khi một số trường đại học top đầu công bố điểm chuẩn, các ngành học kể tên trên lại có sức hút lớn với học sinh, điều này chứng minh ở việc điểm chuẩn vào ngành rất cao. 

Ngành học bị gắn mác vô dụng công bố điểm chuẩn, 9 điểm/môn vẫn trượt - Ảnh 1.

Điểm chuẩn một số ngành nghề đang thu hút sự chú ý.

9 điểm/môn vẫn trượt ngành Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là ngành có sức hút lớn đối với các em muốn theo đuổi lĩnh vực kinh tế, tại các trường đại học top đầu cả nước, ngành học này luôn có mức điểm chuẩn cao. Điểm chuẩn năm 2023 của ngành Quản trị kinh doanh được công bố mới đây dao động ở ngưỡng 26,04 - 27,7. Theo đó, cụ thể ở các trường như sau:

Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội có điểm chuẩn 27,7 điểm tổ hợp A00, các tổ hợp A01, D01, D03, D05, D06, D07 chênh lệch giảm 0,5 điểm. Tại cơ sở TP.HCM, điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh là 27,6 điểm. Tại Đại học Kinh tế quốc dân ngành học này lấy điểm chuẩn 27,25. Như vậy, nếu muốn đỗ vào ngành Quản trị kinh doanh của các trường đại học này, thí sinh đạt 9 điểm/môn chưa chắc đã trúng tuyển. 

Tiếp theo đó, điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh tại Học viện Ngân hàng ‏năm 2023 là 26,04 điểm cho tất cả các tổ hợp. Học viện Tài chính lấy điểm chuẩn 26,17. ‏Đại học Thương mại lần lượt là 26,5 và 26,3 cho các ngành Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh) và Quản trị kinh doanh (Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh). Có thể thấy, đều là mức điểm chuẩn cao. 

Ngành học bị gắn mác vô dụng công bố điểm chuẩn, 9 điểm/môn vẫn trượt - Ảnh 2.

Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh tại một số trường đại học năm 2023. (Ảnh: Giáo dục thời đại)

Ngành nghề thu hút đông đảo thí sinh. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Ngoài ngành Quản trị kinh doanh, một số ngành khác cũng bị gắn mác "vô dụng" nhưng vẫn thu hút đông đảo thí sinh đăng kí nguyện vọng, tỷ lệ chọi gắt gao có thể kể đến như: Marketing, Quản trị nhân sự, Ngôn ngữ Anh,... 

Điểm chuẩn ngành Marketing tại Đại học Kinh tế quốc dân là 27,55, ngành Quản trị nhân lực cũng có điểm chuẩn trên 27 điểm. Ngành Ngôn ngữ Anh Đại học Ngoại thương Hà Nội lấy 27,5 điểm. Ngành Ngôn ngữ Anh tại trường đại học đào tạo ngoại ngữ nổi tiếng tại Hà Nội là ĐH Ngoại ngữ - ĐH QG Hà Nội lấy 35,55 điểm. Cũng tương tự, 9 điểm/môn thí sinh vẫn có thể trượt. 

Ngành học bị gắn mác vô dụng công bố điểm chuẩn, 9 điểm/môn vẫn trượt - Ảnh 4.

Ngành ngôn ngữ được nhiều bạn trẻ yêu thích. (Ảnh minh họa: Hotcourses)

Ngành Quản trị nhân lực có điểm chuẩn cao. (Ảnh minh họa: Infonet)

Thế hệ trẻ giàu năng lực, kiên định, quyết đoán

Có thể thấy, những thông tin "nhiễu" từ mạng xã hội là điều vẫn thường xuyên xảy ra, nhưng quan trọng mỗi người cần có góc nhìn toàn diện, phân tích vấn đề để đưa ra kết luận phù hợp với bản thân, không bị ảnh hưởng bởi những nhận định mang tính cá nhân. Trong trường hợp này, dù ngành học bị gắn mác "vô dụng" nhưng vẫn thu hút nhiều học sinh, điểm chuẩn vào ngành "cao chót vót" đủ để thấy các bạn trẻ tài năng và kiên định với sự lựa chọn của bản thân ra sao. 

Ngành học bị gắn mác vô dụng công bố điểm chuẩn, 9 điểm/môn vẫn trượt - Ảnh 6.

Thế hệ trẻ tự tin với sự lựa chọn của bản thân. (Ảnh minh họa: Vietnam Student)

Ngành học bị gắn mác "vô dụng" lại "siêu hot", 9 điểm/môn vẫn trượt - Ảnh 7.

Bất kể ngành nghề nào cũng có thể giúp người học tỏa sáng. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Bạn Thúy Nguyễn (25 tuổi), một thành viên của Cột Sống Gen Z ra trường với tấm bằng kinh doanh thương mại luôn tự hào khi tìm được công việc đúng chuyên ngành tại một công ty kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, mức thu nhập từ 12 - 15 triệu đồng/tháng sau 2 năm làm việc: "Theo mình, ngành nào nếu các bạn sinh viên biết nắm bắt cơ hội cũng có thể phát triển và thành công".

Ngành học bị gắn mác vô dụng công bố điểm chuẩn, 9 điểm/môn vẫn trượt - Ảnh 8.

Tỷ lệ ra trường có việc làm của những ngành bị cho là "vô dụng" lại nằm trong top cao. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Trên thực tế, không có ngành học nào là vô dụng. Dù bị gắn mác là vậy nhưng theo số liệu thống kê tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm của ngành Quản trị kinh doanh luôn ở ngưỡng cao. Quan trọng nhất là trong quá trình học, sinh viên cần chăm chỉ tích lũy kiến thức, trau dồi bản thân để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Khi mỗi người có hướng đi rõ ràng, vạch ra cho bản thân lộ trình phát triển cụ thể, phù hợp, sinh viên học ngành nào cũng có cơ hội nghề nghiệp như nhau. 

Trang Nguyễn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm