Bốn câu hỏi được đặt ra trước khi Mỹ có thể bắn tên lửa vào Syria

09/09/2013 15:18 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Quốc hội Mỹ sẽ bắt đầu thảo luận về tình hình Syria ngày hôm nay. Dưới đây là bốn vấn đề cần phải được nhìn nhận kỹ càng trước khi tên lửa Mỹ có thể bắn phá Syria.

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ủng hộ kế hoạch tấn công Syria của ông Obama hôm 4/9

1.Mục đích của việc tấn công Syria?

Cuộc nội chiến giữa Syria và quân nổi dậy thực chât là cuộc chiến giữa chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, lực lượng Hezbollah và Iran với một bên là lực lượng nổi dậy được hậu thuẫn bởi Mỹ và tổ chức al-Qaeda.

Việc Mỹ tấn công quân sự Syria chắc chắn ít nhiều sẽ giúp quân nổi dậy. Những thực chất lực lượng nổi dậy không phải là một tổ chức thống nhất mà bao gồm nhiều những nhà lãnh đạo khác nhau có cùng một mục tiêu lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Như vậy nếu Mỹ có thể giúp loại bỏ chế độ của Tổng thống Assad bằng sự hỗ trợ cả về quân sự và dân sự thì Syria nhiều khả năng chưa thể được yên bình bởi những xung đột ngay bên trong nội bộ các lực lượng chống chính phủ.

Vào tháng Sáu, chi nhánh của tổ chức al-Qaeda ở Syria đã ám sát một quan chức cấp cao của lực lượng nổi dậy chống chính phủ cho thấy những xung đột ngầm giữa những chiến binh Hồi giáo cực đoan và lực lượng nổi dậy (FSA).

2. Điều gì sẽ xảy ra sau kế hoạch tấn công?

Một cuộc tấn công hạn chế chỉ khoảng ba ngày cửa Mỹ chắc chắn sẽ không thể thay đổi cán cân của cuộc nội chiến ở Syria. Nên nhớ rằng Mỹ phải mất tới 7 tháng thiết lập khu vực cấm bay mới có thể giúp quân nổi dậy Libya lật đổ chính phủ của Đại tá Moammar Gadhafi. Trong Syria có sự ủng hộ mạnh mẽ hơn hẳn từ chính các đồng minh như Nga, Trung Quốc hay Iran.

Sau cuộc không kích các mục tiêu của chính phủ Syria, cuộc nội chiến sẽ lại tiếp tục mà thực lực của FSA khó lòng chống lại được quân đội Syria có sự viện trợ từ Nga và Trung Quốc.

Và nếu điều đó xảy ra, chính phủ của ông Obama sẽ ngày càng trở nên mất tín nhiệm trước cộng đồng thế giới. Syria sẽ trở thành một trong những quốc gia hiếm hoi đứng vững sau những cuộc tấn công của Mỹ hoặc nước Mỹ sẽ phải can thiệp sâu hơn nữa vào tình hình chiến sự ở Syria.

3.Cái giá phải trả cho cuộc tấn công?

Một chiến dịch tấn công hạn chế vào Syria được những cộng sự của ông Obama mô tả không tốn nhiều chi phí và thời gian của nước Mỹ. Bởi mục tiêu của cuộc tấn công không nhằm đưa lực lượng bộ binh lên đất Syria. Tuy nhiên Mỹ để tấn công Syria Mỹ sẽ phải trả giá bằng cơ hội của mình ở Trung Đông.

Mỹ can thiệp vào Syria nhằm ngăn không cho quân đội chính phủ sử dụng vũ khí hóa học nhưng trước đó Mỹ đang hỗ trợ lực lượng nổi dậy cả về tiền bạc và các trang thiết bị nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài dai dẳng ở quốc gia Trung Đông này.

Điều gì sẽ xảy đến ở Trung Đông nếu Mỹ không thể thực hiện lời hứa? Liệu người dân trong khu vực có còn ủng hộ nước Mỹ? Trong khi Ai Cập và còn nhiều quốc gia nữa đang phải trải qua những tình hình rối ren đều không được Mỹ chú ý để "chấm dứt xung đột".

4. Liệu có giải pháp nào khác ngoài việc tấn công Syria?

Có những nhận định cho rằng ông Obama cần phải tấn công chính phủ Syria nhằm răn đe Iran. Tuy nhiên, liệu việc bắn tên lửa hành trinh và bom vào các cơ sở quân đội Syria liệu có ngăn không cho Iran tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân mà quốc gia này luôn khẳng định vì mục đích hòa bình.

Mỹ đã từng thực hiện chiến lược cấm vận kinh tế Iran từ năm 2002 nhưng liệu cho đến nay, quốc gia láng giềng với Syria này vẫn có những bước đi nhất định trong việc làm giàu uranium.

Nhiều nhà phân tích ở Mỹ cho rằng nếu ý đồ can thiệp quân sự vào Syria là vì Iran thì nước Mỹ nên tập chung để giải quyết vấn đề ngay chính Iran chứ không phải quốc gia nào khác. Iran hiện đã thay đổi bộ máy nhà nước với những tư tưởng tiến bộ, Tổng thống Iran Rouhani từng tuyên bố sẵn sàng đối thoại trên cơ sở hòa bình và thân thiện với Mỹ về vấn đề hạt nhân.

Người dân Mỹ cũng lo sợ rằng, như những kịch bản ở Iraq và Afghanistan. Nước Mỹ sẽ sa lầy vào một cuộc chiến không có hồi kết ở khu vực Trung Đông mà nước đi đầu tiên là Syria.

Nguyễn Hồng Đăng
Theo CNN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm