(TT&VH Cuối tuần) - 16 năm sau khi cùng chị gái (ca sĩ Cẩm Ly) giành giải nhất cuộc thi song ca do Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM tổ chức, một trong những giọng ca nhạc trẻ được yêu thích nhất tại hải ngoại hiện nay - ca sĩ Minh Tuyết đang chuẩn bị cho “ngày trở về” hứa hẹn là ấn tượng trong live show Minh Tuyết in Vietnam. Không nói về những gì sẽ diễn ra trên sân khấu Lan Anh vào tối 18 và 19/12 tới đây, Minh Tuyết chia sẻ về cuộc sống 12 năm qua trên xứ người và hành trình trở thành một ngôi sao tại hải ngoại. Muốn thành công phải biết cách nổi bật
* Chị có thể chia sẻ đôi chút về cuộc sống của chị tại hải ngoại được không?
- Tôi hiện sinh sống tại California và đi hát hàng tuần tại nhiều tiểu bang ở Mỹ. Tôi thường bay đi hát vào ngày thứ Năm hoặc thứ Sáu và về nhà vào ngày Chủ nhật hoặc thứ Hai. Nhiều khi hát xong tôi bay về luôn nên ngày thứ Hai tôi thường ngủ nguyên ngày để dưỡng sức. Chỉ còn ngày thứ Ba, thứ Tư tôi dành thời gian để đi thu băng, tập nhảy hoặc tự thưởng cho mình bằng cách đi coi phim, dọn dẹp nhà cửa hoặc đi shopping.
Ở Mỹ, thời gian làm việc ít tiếng hơn ở Việt Nam. 10h sáng mới đi làm và kết thúc mọi công việc vào lúc 6h chiều. Thời gian chạy xe cũng mất khá nhiều nên thành ra thời gian làm việc cũng không nhiều lắm. Mỗi ca sĩ có một thời đỉnh điểm nhất của mình, thời điểm đó tới thì tôi tập trung để làm hết những công việc cần phải làm cho nghề nghiệp.
* Chị từng chia sẻ tạm ngừng sự nghiệp ca hát tại Việt Nam để qua Mỹ học về thời trang nhưng sau đó lại thấy chị đi hát nhiều hơn đi học. Có vẻ như việc trở thành một ca sĩ hải ngoại mới là đích ngắm của chị?
- Đương nhiên là tôi mê hát nên ở đâu, chỗ nào cho tôi hát được tôi sẽ hát. Học thời trang là một cái tôi rất thích nhưng song song đó tôi cũng phải nghĩ đến việc ca hát của mình. Đi học cũng phải có nguồn tài chính để chi trả chứ. Hát vừa là niềm đam mê, vừa là nguồn tài chính đảm bảo cho cuộc sống và học tập của tôi tại Mỹ.
* Vậy sau bao nhiêu lâu chị bắt đầu đi hát?
- Năm đầu tiên tôi chỉ đi học. Năm thứ hai tôi bắt đầu đi thu băng, hợp tác với trung tâm ca nhạc bên đó nhưng rất ít được đi hát. Trong khoảng thời gian thu băng đĩa thì phải đợi đĩa phát hành rồi mới từ từ đi tới những tiểu bang xa, khán giả bắt đầu biết tới mình nên năm thứ ba bầu sô mới bắt đầu gọi mình. Chính xác tới năm thứ ba tôi mới trở thành ca sĩ hát thường xuyên mỗi tuần.
* Chị có gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt lắm không?
- Tôi không nghĩ nó khốc liệt. Mỗi ca sĩ đều có một thời điểm tỏa sáng nhất. Khi chưa tỏa sáng, có thể hơi cực nhọc hơn chút xíu nhưng thị trường âm nhạc ở hải ngoại sự cạnh tranh không khó khăn nhiều như ở Việt Nam. Trong nước có mấy chục triệu dân nên nhân tài nhiều hơn và thị trường cũng rộng lớn hơn. Ở Việt Nam có nhiều công ty âm nhạc ra đời hơn nên sự cạnh tranh cũng vất vả hơn.
* Chỉ sau vài năm, chị đã tạo được chỗ đứng cho mình thật vững chắc ở thị trường âm nhạc hải ngoại. Có phải là do chị quá may mắn?
- Tôi không biết do sự may mắn hay nhờ tài năng mà tôi có được ngày hôm nay. Tôi nghĩ chắc bao gồm cả hai. Nếu có tài năng mà không có may mắn thì khó có thể đạt tới đỉnh cao. Bên cạnh đó còn có sự cố gắng hết mình của bản thân nữa. Nó cũng góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công.
Con đường nghệ thuật của tôi nói dễ thì không dễ nhưng khó khăn vô cùng thì cũng không phải. Nó chỉ khó ở thuở ban đầu, khi không có ai biết tới mình thôi. Mình đang đứng giữa một đám đông thì phải tìm cách để nổi bật nhất giữa đám đông. Phải để người ta thấy rằng mình là một viên ngọc sáng, để người ta thấy được giá trị của mình để họ đánh bóng cho mình tỏa sáng hơn. Đó là sự khó khăn trong giai đoạn một hai năm đầu của tôi.
* Như chị chia sẻ, muốn thành công phải biết cách để nổi bật giữa đám đông. Vậy cách của chị là gì?
- Khi họ cho mình một cơ hội thì mình phải biết nắm bắt và dồn toàn tâm sức vào cho nó. Tôi học ở Mỹ, thời gian đầu ở nhờ nhà một người bạn ở San Diego, gần một tiệm bán băng đĩa. Chủ tiệm đó quen biết với nhà người bạn của tôi nên thời gian rảnh tôi thường hay ghé qua đó. Ông bà chủ của Trung tâm Tình lúc đó rất thích tôi. Họ từng coi qua băng đĩa của Kim Lợi và muốn mời tôi cộng tác nhưng không biết cách liên lạc với tôi thế nào. Lúc đó Trung tâm Tình mới đang thành lập, họ đang kiếm tìm nhân tài nên người bán hàng ở tiệm băng đĩa đã báo cho họ là tôi đã qua Mỹ rồi. Sau đó bên Trung tâm cử người xuống nói chuyện với tôi, muốn mời tôi ký hợp đồng dài hạn và lăng-xê tôi.
Khi bắt đầu hát cho họ, tôi nhận ra đây là cơ hội, vì thế tôi quyết dồn mọi công sức để khẳng định mình. Đó là lúc chọn bài vở, chụp hình, tạo hình tượng và thu băng đĩa.
Ở Mỹ, mọi người thường đi làm xa, lái xe rất nhiều và chủ yếu nghe nhạc trên xe ôtô. Vì vậy CD nhạc ở Mỹ rất quan trọng. Khi thu làm sao cho người ta thích giọng hát của mình, người ta rung động và có cảm tình với giọng hát của mình. Nếu người ta thích giọng hát của mình người ta mới muốn thấy mặt, mới mời mình đi biểu diễn. Lúc đó tôi dốc hết những kinh nghiệm, những gì đã học hỏi được, nghiên cứu mọi thứ để thu một băng thật hay và phát hành. Ngay sản phẩm đầu tiên đã có hiệu ứng tốt và kể từ đó mọi thứ trở nên rất đẹp.
* Xem chừng con đường đi của chị toàn trải hoa hồng nhỉ…
- Cũng không hẳn. Bạn cũng biết giới nghệ thuật của mình cũng có nhiều sự éo le và hóc búa mà mình không tiện nói ra. Có những chuyện đến với mình một cách vô tình hoặc do hiểu lầm, hoặc cũng có thể do mình tự ái hoặc tự cảm thấy mình mới mẻ nên cảm thấy buồn. Không có con đường nào là êm xuôi hết, ít nhiều cũng có sự chông gai. Tuy nhiên chông gai đó không phải lớn đến nỗi tôi phải mang nó ra để mổ xẻ. Con đường hơi gập ghềnh một chút để cho mình cảm thấy cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.
* Ở Mỹ người ta ít quan tâm đến mọi người xung quanh. Nhưng chắc cũng không tránh khỏi những điều thị phi đối với một người làm nghệ thuật, có đúng không?
- Ở Mỹ, báo chí dành cho cộng đồng người Việt không nhiều như ở Việt Nam nên sự thị phi cũng có nhưng không nhiều. Cuộc sống ở đâu cũng có trắng có đen nhưng nó cũng không ghê gớm tới mức khiến mình phải đau khổ.
* Vậy cuộc sống của một ngôi sao hải ngoại có khác nhiều với cuộc sống của một ngôi sao ca nhạc ở Việt Nam không?
- Cái đó tôi không biết được vì chưa có cơ hội về hát và sống ở Việt Nam. Thời điểm tôi hát ở Việt Nam, phong trào văn nghệ cũng chưa rầm rộ như bây giờ nên cuộc sống cũng không thể nói là của một ngôi sao.
Từng mơ thành ca sĩ chỉ vì muốn được hát
* Cách đây hơn 12 năm, chị và Cẩm Ly lập nhóm đi hát, cả hai rất được yêu thích và cũng khá đắt show nhưng lúc đó cũng có nhiều ban nhóm nhạc khác nữa. Các chị có phải cạnh tranh với nhau nhiều không?
- Thời điểm đó tôi và chị Ly nổi cùng với hai cặp Trúc Lam - Trúc Linh, Minh Thuận - Nhật Hào. Đó là ba cặp song ca nổi bật nhất trong thời điểm đó. Trúc Lam - Trúc Linh nổi lên như một đôi song ca nhí nhảnh, dễ thương, biểu diễn những loại nhạc vui vui. Tôi và Cẩm Ly lại được khán giả biết tới với những bản nhạc tình lãng mạn, ngọt ngào. Hai phong cách khác nhau nên ở thời điểm đó chúng tôi không có nhiều sự cạnh tranh về song ca. Đương nhiên, một ca sĩ nổi tiếng hơn mình đến thì mình phải chờ. Hát đơn ca thì có thể lên tới đỉnh điểm chứ song ca thì rất khó đi tới đỉnh. Như Minh Thuận - Nhật Hào lúc đó là “hot” nhất (so với các cặp song ca) nhưng cũng không thể bằng Ngọc Sơn được. Tôi cũng không hiểu được lý do.
* Lúc đó hoàn cảnh gia đình chị không khá giả cho lắm. Chị Cẩm Ly vừa đi hát vừa phải lo về nhà chăm sóc gia đình, chăm lo các em. Còn chị, con gái út đi hát có phải vì hoàn cảnh gia đình không?
- Khi tôi đi hát thì cũng chỉ có mười mấy tuổi thôi nên chỉ đam mê hát chứ không nghĩ ngợi nhiều. Tôi không nghĩ sâu xa tới mức đi hát để kiếm tiền lo cho gia đình. Lúc đó tôi mê hát thì đi hát. Khi tốt nghiệp lớp 12 tôi chỉ nghĩ mình sẽ đi hát thôi. Dĩ nhiên đi hát thì sẽ kiếm được tiền nhưng lúc đó tôi không hề nghĩ làm nghề này sẽ kiếm được rất rất nhiều tiền. Tôi muốn trở thành một ca sĩ, được đứng trên sân khấu với ánh đèn sáng chói với rất nhiều lời reo hò của khán giả. Tôi chỉ nghĩ đến thế thôi, không nghĩ xa hơn nữa.
* Ca sĩ Y Phụng tâm sự thời đó các ca sĩ bắt đầu đi hát, cuộc sống cực khổ lắm. Hát không cát-xê, phải ngủ trên sân khấu hay ngủ ở đình, ở chùa. Còn chị em chị thì sao?
- Có lẽ chị Y Phụng đi theo hướng của bố chị, nghệ sĩ cải lương Minh Phụng, đi lưu diễn tỉnh theo đoàn nên mới như vậy. Tôi và chị Ly không đến nỗi như vậy nhưng cũng nhớ có lần đi xe đoàn, người trên xe bị nhồi chật cứng, đi rất mệt nhưng vừa về tới phòng trọ thì ông bầu gõ cửa bảo “Các con, các con dậy, sửa soạn chuẩn bị rồi đi ra chợ”. Cũng không biết làm gì thì hỏi lại, hóa ra là chúng tôi phải ra để… chào hàng.
Ở dưới quê có nhiều người hay quảng cáo ẩu. Nếu mình không ra đứng ngoài chợ cho mọi người nhìn thấy thì họ cho rằng quảng cáo không đúng, ca sĩ không tới sẽ không bán được vé. Ngày xưa có lẽ cũng cực như vậy thôi. Dĩ nhiên phòng ngủ không được sạch sẽ, tốt như bây giờ. Ăn uống cũng cực khổ hơn. Ca sĩ nổi tiếng bây giờ chạy sô bằng xe hơi riêng còn tụi tôi ngày đó một đêm chạy khoảng 5, 6 show bằng xe máy. Tôi và chị Cẩm Ly nhiều lần phải chạy ra ngoại thành 2, 3 tiếng mới tới điểm diễn. Hát xong rồi lại chạy về thành phố hát tiếp mà thu nhập không bao nhiêu. Thời điểm đó ca sĩ hát vì đam mê thì nhiều chứ tiền bạc không có được bao nhiêu.
* Hiện tại ở hải ngoại mật độ show của chị có dày không?
- Tuần nào tôi cũng đi show.
* Thu nhập chắc cao lắm?
- Cuộc sống của tôi cũng ổn. Nếu nói mình giàu thì cũng không giàu hơn ai được nhưng nếu nói mình nghèo thì cũng không nghèo. Cuộc sống của tôi khá và ổn định so với nhiều người. Có được điều đó là mình cảm thấy hạnh phúc rồi.
* Cuộc sống riêng tư của chị như thế nào. Chị có hạnh phúc với gia đình riêng không?
- Ồ. Tôi chưa có gia đình.
* Thế nhưng có rất nhiều nghệ sĩ ở hải ngoại lại nói chị đã lấy chồng?
- Không. Tôi nghĩ đám cưới là điều rất quan trọng. Nếu tôi cưới rồi thì chắc chắn mọi người sẽ nhìn thấy hình đám cưới của tôi bên Mỹ. Tôi không muốn đám cưới mà không có một tấm hình hay sự chứng giám của những người thân thiết, bạn bè, bà con trong gia đình. Nếu làm đám cưới tôi sẽ tổ chức rất lớn vì tôi quan niệm đám cưới, chỉ một lần chứ không phải rất nhiều lần trong đời.
Có rất nhiều chuyện hiểu lầm xảy ra với tôi. Có người nói tôi đám cưới với Johnny Dũng để anh mang tôi qua Mỹ hay đám cưới với Huy Vũ… Rất nhiều.
Tôi ở Mỹ, đương nhiên đã sống một thời gian khá dài nên cũng quen người này người kia. Ở Việt Nam cũng vậy, cuộc sống bây giờ khá thoải mái chuyện sống với nhau trước hôn nhân nên chuyện của tôi cũng rất bình thường. Có thể họ thấy tôi đi với ai trong một khoảng thời gian khá lâu thì nghĩ rằng người đó là chồng tôi. Tôi khẳng định chưa bao giờ có một đám cưới nào từng được tổ chức.
* Vậy có nghĩa là chị đang hẹn hò?
- Cái này thì đang ở trong vòng bí mật. (Cười lớn).
* Ngoài việc ca hát, chị có làm công việc gì khác không, ví dụ như đầu tư kinh doanh gì đó?
- Tôi không mở cửa tiệm mà kinh doanh về nhà đất. Cũng nhỏ thôi.
* Tài sản của chị chắc hoành tráng lắm?
- Cái này tôi không trả lời được.(Cười).
Không muốn là “ca sĩ cover”
* Chị Cẩm Ly từng chia sẻ chị ấy rất thoải mái khi đưa các bài “hit” của mình cho các em gái (chị và chị Hà Phương) nhưng chị thì không thoải mái lắm.
- Không. Không phải thế. Khi tôi làm việc ở Trung tâm Tình, họ rất thích “cover” (hát lại) lại những bài hát nổi tiếng tại Việt Nam vì thời điểm đó Cẩm Ly, Phương Thanh rất “hot”. Tôi ký hợp đồng với người ta nên người ta bảo sao mình phải làm vậy, đâu có quyền được cãi. Trung tâm bắt hát gì cũng phải làm theo.
Tôi hát cover lại các ca khúc nhưng rất thành công bên Mỹ. Cũng có nhiều ca sĩ hải ngoại cover lại những ca khúc trong nước nhưng không thành công bằng bởi khi hát lại tôi cũng có kiểu cách riêng của mình. Tôi hòa âm theo cách của mình chứ không bắt chước y chang. Vì thế có một số khán giả thích kiểu hát của mình thì thích mình, thích kiểu hát của Cẩm Ly sẽ thích Cẩm Ly.
Nhiều khi khán giả lại nói “Minh Tuyết chỉ biết hát nhạc cover của người ta mà không biết hát bài mới”. Họ không biết được nỗi lòng của tôi. Tôi là người của trung tâm, họ muốn mình làm sao thì mình phải làm như vậy. Khi tôi rời qua Trung tâm mới, họ có điều kiện hơn nên không muốn tôi cover nhiều quá. Họ có điều kiện liên lạc với nhạc sĩ, đặt bài độc quyền cho tôi. Kể từ đó tôi hát nhạc độc quyền nhiều hơn là cover.
Tôi hạn chế cover ca khúc không phải vì không thích. Tôi rất thích hát lại những ca khúc hay nhưng không thích người ta nói Minh Tuyết chỉ biết cover lại nhạc của Cẩm Ly. Đối với tôi, chị Cẩm Ly là chị gái, không bao giờ chúng tôi so đo nhưng tôi cảm giác rất tức và buồn khi ai đó nói Minh Tuyết chỉ biết hát nhạc cover không biết hát bài mới!
Nhạc sĩ Minh Vy, chồng chị Ly tức là anh rể tôi, đưa bài hát chị từng hát, tôi từ chối không hát lại vì mất công “fan” của Cẩm Ly nói Minh Tuyết bắt chước Cẩm Ly. Chúng tôi là chị em ruột, ai lấy bài của ai đâu thành vấn đề gì nhưng đó là lý do tại sao gần đây tôi không cover lại nhạc. Nếu có thì cũng chỉ muốn cover lại những ca khúc không nổi tiếng hoặc ít ai biết tới để tôi làm cho nó mới hơn thôi. Đó là cái tôi đã làm và sẽ làm.
* Chị có thể chia sẻ đôi chút về cuộc sống của các ca sĩ như Bằng Kiều, Thu Phương, Nguyễn Hồng Nhung hay Phương Thảo Ngọc Lễ...?
- Thực sự chuyện này khó nói lắm bởi có nhiều điều tế nhị. Riêng Bằng Kiều thì khỏi nói, tôi và anh rất thân nên không thành vấn đề. Ở bên đó chúng tôi là một cặp song ca ăn ý có thể gọi là nổi nhất ở bên đấy. Nhà Bằng Kiều cũng gần nhà tôi, chạy sô cũng gặp nhau hoài. Mười sô thì có tới 8, 9 sô đụng mặt nhau. Nhưng ở Mỹ chúng tôi ít qua lại nhà nhau, nếu có sự kiện gì thì rủ nhau đi ăn ở bên ngoài là chính.
Các anh chị khác thì tôi cũng ít gặp. Chị Thu Phương thời gian đầu sang có rất nhiều hiểu lầm với anh em nghệ sĩ bên đó, giữa họ cũng có chút xíu trở ngại nhưng bây giờ thì bình thường rồi.
Ngày 17/7, tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), Hiệp hội Ngân hàng Hong Kong đã tổ chức Hội thảo với chủ đề "Việt Nam - Động lực tăng trưởng tiếp theo trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)".
Trong phiên đấu giá ngày 16/7 do Sotheby's tổ chức tại New York (Mỹ), một khối thiên thạch nặng 25kg có nguồn gốc từ Sao Hỏa đã được bán với giá hơn 5,3 triệu USD (đã bao gồm các chi phí liên quan), qua đó trở thành khối thiên thạch đắt giá nhất từng được giao dịch tại một cuộc đấu giá.
Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.
Chiều 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Gerald Toledano, thành viên Ban Điều hành, Giám đốc mảng sản phẩm cổ phiếu và đa tài sản toàn cầu của Công ty FTSE Russell, thuộc Tập đoàn Sở giao dịch chứng khoán London (London Stock Exchange Group - LSEG) đang thăm, tìm hiểu thị trường vốn và đánh giá xếp hạng thị trường chứng khoán của Việt Nam.
Ngày 17/7, trong chương trình của Hội đồng tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) đang diễn ra tại Hải Phòng, phu nhân, phu quân và người đi cùng của các đại biểu đã tới thăm vịnh Lan Hạ, đảo Cát Bà - một danh thắng thuộc đặc khu Cát Hải, Hải Phòng.
Lịch thi đấu U23 Đông Nam Á 2025 hôm nay - Thethaovanhoa.vn cập nhật lịch thi đấu và link xem trực tiếp các trận đấu thuộc giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025 ngày 18/7/2025.
Trở lại sau ba mùa giải thành công, CHẠY LEAGUE 2025 - giải bóng đá thiện nguyện lớn nhất cộng đồng MMO - trở lại với quy mô mở rộng và tinh thần lan tỏa mạnh mẽ.
Tối 17/7, tại Jakarta, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đã không thể tạo nên bất ngờ khi để thua Indonesia 1-3 (18-25, 25-22, 22-25, 15-25) ở lượt trận thứ 2 chặng 2 SEA V.League 2025.
Manchester United đang đẩy mạnh nỗ lực chiêu mộ Bryan Mbeumo, ngôi sao tấn công của Brentford, bằng lời đề nghị mới trị giá 65 triệu bảng kèm 5 triệu bảng phụ phí, tổng cộng 70 triệu bảng.
Vở kịch Đối mặt, vừa đoạt Huy chương Bạc tại Liên hoan nghệ thuật sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân” lần V, sẽ được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức biểu diễn nhân dịp chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và tri ân lực lượng Công an Thủ đô.
Thethaovanhoa.vn cập nhật chi tiết Lịch thi đấu bóng chuyền SEA V.League 2025 chặng 2 (giải vô địch bóng chuyền Đông Nam Á 2025) của ĐT bóng chuyền nam Việt Nam ngày 18/7.
Liverpool đang tăng tốc trên thị trường chuyển nhượng mùa hè 2025, với mục tiêu chiêu mộ tiền đạo Hugo Ekitike từ Eintracht Frankfurt bằng bản hợp đồng trị giá hơn 80 triệu euro (69,2 triệu bảng).
Bộ phim điện ảnh Mưa đỏ vừa "chiêu đãi" khán giả bằng teaser trailer và teaser poster đậm màu sắc bi tráng, hé lộ những thước phim xúc động về 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị năm 1972.
Chủ công số 1 của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện tại, Trần Thị Thanh Thúy, đón tin rất vui khi cô đang cùng đồng đội tập huấn ở Tam Đảo, chuẩn bị tham dự chặng 1 SEA V.League 2025.
Việc tiền đạo Thanh Nhàn bất ngờ dính chấn thương ngay trước thềm Giải U23 Đông Nam Á 2025 là một tổn thất không nhỏ với U23 Việt Nam. Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất V-League 2024/25 Lê Văn Thuận được gọi thay thế có thể là toan tính của HLV Kim Sang Sik để thay đổi hàng công.
Sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần đoàn kết, trí tuệ, dân chủ và trách nhiệm cao, chiều 17/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.