Phim Việt giờ vàng: Chê vậy, có công bằng?

02/11/2008 19:40 GMT+7 | Văn hoá

Thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, các phim dài tập như Những người độc thân vui vẻ, Bỗng dưng muốn khóc, Cô gái xấu xí, Nhà có nhiều cửa sổ lại được chiếu trên VTV1, VTV3.

Tuy nhiên, chỉ có Bỗng dưng muốn khóc đang đem lại hiệu ứng tích cực còn Nhà có nhiều cửa sổ đang trong tình trạng "không một tiếng vang" (không khen và không chê, không bình luận) và 2 phim còn lại đang chịu những chỉ trích tơi bời...

Lời chê nặng cái tôi

Có một thực tế rất ngộ nghĩnh ở những ý kiến "chê bai" và phán xét phim Việt là họ thường áp đặt những chuẩn mực trong suy nghĩ của họ lên những nhân vật và tình huống cho phim. Ví dụ những câu hỏi kiểu như "Không biết chữ sao bán được sách", "một cô gái trẻ làm sao sống được một mình trong 13 năm" (nói về Trúc, một nhân vật được xây dựng theo hơi hướng lãng mạn, cổ tích trong Bỗng dưng muốn khóc).

Còn Phương Trinh, một nhân vật rất đời trong Cô gái xấu xí. “được” nhận xét như sau: "Lúc nào cũng cho mình thuộc vào "đẳng cấp" thượng lưu, có học thức, mặc hàng hiệu, xinh đẹp... nhưng ngôn ngữ khi nói với các đồng nghiệp thì phải dùng từ "hạ lưu" để thể hiện chính xác những gì cô ta thốt ra. Không một ngôn từ nào của cô ta chứng tỏ "đẳng cấp" mà cô ta xếp mình vào".

Người đưa ra nhận xét này đã quên mất rằng theo kịch bản, Phi Thanh Vân - người diễn vai Phương Trinh phải diễn sao cho ra chất đanh đá, ghê gớm và phù phiếm.

Phim Cô gái xấu xí
Và những lời chê cho nhân vật được yêu thích bậc nhất của phim này "Lại thêm một nhà tạo mốt thiết kế thời trang danh tiếng Hùng Long. Chưa khi nào nhân vật này xuất hiện mà có một lời lẽ đàng hoàng, ngôn từ "sạch sẽ" để nói với các đồng nghiệp, các cô người mẫu".

Thử hỏi cái ngôn ngữ chuẩn mực của "đẳng cấp" ở đây là gì? Là những lời ăn tiếng nói tròn vo chỉ có trong sách vở? Nếu như vậy thì nhân vật, và bộ phim sẽ bị chê theo cách khác: thiếu thực tế, thiếu chân thực và rất kệch kỡm

Ngay cả Giám đốc An Đông và giám đốc Tiến Mạnh cũng bị chê với những từ ngữ rất mạnh như "đối xử với cô Huyền Diệu vừa bỉ ổi, vừa ngu ngốc. nghĩ ra những trò lừa đảo trong tình cảm bằng kỹ năng tán gái rẻ tiền đến mức ngớ ngẩn". Những phim Việt hiện nay, không thiếu những hạn sạn, có hạt sạn to hạt sạn bé, nhưng kiểu phê bình theo lối bới bèo ra bọ, áp đặt lối suy nghĩ cá nhân một cách lệch lạc như vậy, có nên không? Nếu môtip các phim, các câu chuyện, tính huồng trên phim, lời thoại ngôn ngữ của phim theo đường ray định sẵn, ăn nói chỉn chu, chuẩn mực… một cách giả tạo, thì bộ phim còn "chán ngán" đến mức nào?

Vơ đũa cả nắm

Tôi đã từng về những vùng quê, các bà các mẹ ở đây rất thích Cô gái xấu xí. Họ bàn tán ẫm ĩ cả một góc chợ về số phận nhân vật sẽ như thế nào? Tò mò về các "chiêu thức" của cô gái phản diện Phương Trinh, phỏng đoán Huyền Diệu và An Đông có lấy được nhau hay không? thậm chí họ còn "cá" với nhau tập phim tới, Phương Trinh sẽ làm những gì?

Ngay ở Hà Nội hoặc TP Hố Chí Minh, nơi tập trung rất nhiều dân công sở, họ theo dõi Cô gái xấu xí một cách thường xuyên, quan tâm tới hội các bà "Tám"… và có một thực tế rằng Phi Thanh Vân đang bị "Phương Trinh" lấy mất tên, Hùng Long, An Đông, Huyền Diệu...

Ngọc Hiệp từng tỏ ý mong muốn sẽ có câu "xấu như Huyền Diệu" bên cạnh "Xấu như Thị Nở"... tôi tin chị sẽ rất vui nếu biết được thực tế bây giờ nhiều người xem, đã có câu từ đó khi chỉ một con vật, một ai đó "xấu xí".

Phim Những người độc thân vui ve có thể nhạt nhẽo, tầm phào như nhiều lời chỉ trích, nhưng như lời đạo diễn Vũ Ngọc Sơn tâm sự "Phim cũng là một món ăn tinh thần, anh thích ăn gì là tùy sở thích của anh, và anh không thể áp đặt sở thích của mình lên người khác". Cho nên khi Nhà có nhiều cửa sổ đang rơi vào tình trạng im vắng, ông vẫn tin rằng phim có đối tượng khán giả riêng.

Xa xa về trước, những phim được khán giả yêu thích như Ma làng, Luật đời, Cảnh sát hình sự, Chàng trai đa cảm... cũng "được" đưa vào danh sách "đen" những phim mà người viết đó cho là có quá nhiều ngôn ngữ "tự nhiên chủ nghĩa". Làm dâu trăm họ, khốn khổ trăm đường.

Người trong cuộc nói gì?

Phạm Gia Chi Bảo (Vai nam chính: Tổng giám đốc An Đông trong Cô Gái xấu xí): “Cái gì cũng có hai mặt nên không hẳn là họ sai, họ có cái lý của họ, chỉ có điều cái lý đó có vì lợi ích tốt đep chung hay không mà thôi. Cái xấu cũng góp phần làm nên cái tốt, vậy trong cái tốt nó cũng ẩn chứa cái xấu, như hoa hồng rồi cũng là rác thôi mà.

Quan trọng là mình phải nhìn ra đâu là cái giúp ích cho mình và cho mọi người để được sống tốt hơn hạnh phúc hơn, như nhìn thấy những điều xấu do các nhân vật thể hiện trong phim mà tránh”.

Người mẫu, diễn viên Phi Thanh Vân: "Phương Trinh là "con nhỏ" chưa tốt nghiệp đại học nhưng lúc nào cũng khoe khoang, ngu ngốc nhưng hay khoe mẽ. Trước khi bộ phim bấm máy, các bên liên quan như Đài truyền hình, hãng phim… đều đã duyệt qua kịch bản. Sau khi quay những tập phim trước khi trình chiếu, lại được duyệt lần nữa. Ekip cả trăm cái đầu làm việc với nhau như vậy, việc chê chỉ để... có bài báo đăng, như vậy có được không?

Theo Pháp Luật Xã Hội

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm