Luật sư phân tích diễn biến pháp lý khi 2 nghệ sĩ đã về nước

09/08/2022 07:43 GMT+7 | Giải trí

Trong trường hợp kết luận điều tra cho thấy 2 nghệ sĩ của Việt Nam có hoặc không phạm tội thì giải quyết như thế nào trong khi 2 nghệ sĩ đã về nước? PV Thể thao và Văn hóa đã trao đổi với Luật sư Phạm Thị Thu, Giám đốc Công ty Luật số 1 Hà Nội về vấn đề này.

NSND Trung Hiếu: Hồng Đăng có thể bị buộc thôi việc

NSND Trung Hiếu: Hồng Đăng có thể bị buộc thôi việc

NSND Trung Hiếu chưa liên lạc được với diễn viên Hồng Đăng nhưng anh cho biết, theo Luật Viên chức, Hồng Đăng có thể phải chịu hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc.

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha, vào ngày 3/8 vừa qua, tòa án đã trả hộ chiếu cho hai công dân Việt Nam vướng cáo buộc hiếp dâm do đã có luật sư người địa phương đại diện liên lạc với tòa án.

Quá trình điều tra vụ việc vẫn đang được tiếp tục và Đại sứ quán Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xử lý vụ việc theo nhiệm vụ và thẩm quyền.

Trong trường hợp kết luận điều tra cho thấy 2 nghệ sĩ của Việt Nam có hoặc không phạm tội thì giải quyết như thế nào trong khi 2 nghệ sĩ đã về nước? Luật sư Phạm Thị Thu, Giám đốc Công ty Luật số 1 Hà Nội cho biết: "Vụ việc này cần phải chờ kết luận chính thức từ phía cơ quan tố tụng của Tây Ban Nha trên cơ sở các căn cứ pháp lý và tiến trình thực hiện thủ tục tố tụng.

Chú thích ảnh

Dưới góc độ pháp lý, xuất phát từ yếu tố chủ quyền quốc gia, hầu hết các hoạt động tố tụng hình sự của một quốc gia chỉ có thể được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Vì vậy, việc xử lý tội phạm ở nước ngoài rất cần đến sự hỗ trợ của nước bạn thông qua các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước. Vì vậy, mặc dù 2 nghệ sĩ đã về nước nhưng nếu có kết quả điều tra, truy tố, xét xử tuyên các nghệ sĩ này phạm tội thì vẫn bị xử lý theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Trong vụ việc này, để xử lý tội phạm diễn ra tại nước ngoài thì yếu tố đầu tiên phải xác định được là giữa Việt Nam và nước sở tại có ký hiệp định tương trợ tư pháp hay không. Khi hai nước ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp, nước này sẽ dẫn độ công dân của nước kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự. Theo như danh mục các hiệp định về tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các nước thì Việt Nam và Tây Ban Nha đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp vào ngày 18/9/2015.

Điều 20 Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự được ký kết giữa Việt Nam và Tây Ban Nha có quy định:

“1. Thông qua cơ quan trung ương, các bên có thể chuyển giao việc truy cứu trách nhiệm hình sự cho các cơ quan tư pháp của bên kia khi xét thấy bên đó có điều kiện thuận lợi hơn để tiến hành việc điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.

2. Bên được yêu cầu phải thông báo cho bên yêu cầu thủ tục tố tụng áp dụng đối với vụ án được chuyển giao và nếu thấy phù hợp, gửi cho bên yêu cầu bản sao quyết định được ban hành”.

Theo quy định trên, trong vụ việc liên quan đến 2 nghệ sĩ trên, cơ quan tố tụng Tây Ban Nha có thể chuyển giao việc truy cứu trách nhiệm hình sự cho các cơ quan tư pháp của Việt Nam khi xét thấy Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn để tiến hành việc điều tra, truy tố và xét xử tội phạm".

Phạm Huy (ghi)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm