Lực lượng Biên phòng Canada (CBSA) cho biết Mỹ vừa bổ sung hai công ty của Canada vào danh sách các thực thể bị trừng phạt do ủng hộ cuộc chiến của Nga tại Ukraine.
Ngày 24/2, một số quốc gia như Anh, New Zealand và Hàn Quốc thông báo áp đặt trừng phạt mới nhằm vào Nga trong bối cảnh tròn 1 năm xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 9/2 cho rằng các biện pháp mà Nga ứng phó với những mối đe dọa trong lĩnh vực kinh tế do các nước phương Tây gây ra là "hiệu quả".
Bộ Tài chính Mỹ ngày 14/11 đã công bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào mạng lưới mua sắm quốc phòng của Nga, đồng thời đưa vào danh sách đen nhiều công ty ở Pháp và Thụy Sĩ liên quan tỷ phú người Nga Suleiman Kerimov.
Ngày 3/6, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 6 áp đặt với Nga, trong đó có giảm dần lượng dầu nhập khẩu từ Nga và loại thêm một số ngân hàng nước này ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 2/6 thông báo Washington đã áp đặt vòng trừng phạt mới liên quan đến Moskva nhằm vào 17 cá nhân, trong đó có ông Sergei Roldugin - một người bạn thân của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Kết quả thăm dò mới nhất do Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề cộng đồng của hãng tin AP (AP-NORC) thực hiện cho thấy người Mỹ có xu hướng giảm sự ủng hộ đối với các lệnh trừng phạt Nga liên quan chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine khi các biện pháp này ảnh hưởng trực tiếp tới "hầu bao" của họ.
Ngày 30/9, truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết các nước thành viên thuộc Nhóm Các nước đang phát triển (G-77) đã thông qua một tuyên bố phản đối các lệnh trừng phạt kinh tế "đơn phương" nhằm vào quốc gia Đông Bắc Á này.
Hãng thông tấn Tasnim của Iran ngày 9/11 đưa tin, Tehran đã gửi thư đến Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) nhằm phản đối những lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các tàu của Iran.
Phóng viên TTXVN tại Moskva ngày 5/11 dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết thiệt hại của các nước Liên minh châu Âu (EU) do áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga theo "chỉ đạo trực tiếp" từ Mỹ là hơn 100 tỷ euro, trong khi Washington không gánh chịu thiệt hại.
Ngày 16/10, Triều Tiên đã kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt ngay lập tức, cho rằng các biện pháp hạn chế này thể hiện chính sách thù địch của Washington với Bình Nhưỡng.
Để phát triển nền kinh tế trị giá 430 tỉ USD của mình, Iran buộc phải dựa vào các đồng minh chính trị quan trọng ở phương Đông - Trung Quốc, quốc gia sẵn sàng hơn trong đương đầu với áp lực từ Mỹ khi Tổng thống Trump áp lệnh trừng phạt trở lại.
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, ngày 22/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhất trí thông qua nghị quyết trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 21/12, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức gia hạn thêm 6 tháng lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine từ hơn 3 năm rưỡi qua.
Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ thống nhất vào ngày 14/12 việc gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế đối với nước Nga do liên quan đến xung đột tại Ukraine. Lệnh trừng phạt được áp đặt sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 29/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố Nga sẽ đáp trả thích đáng các biện pháp trừng phạt của Canada.
Triều Tiên đang vận hành khoảng 130 nhà hàng ở nước ngoài, tập trung chủ yếu ở các nước như: Trung Quốc, Tiểu các vương quốc Ả rập thống nhất, Nga, Lào, Campuchia… Hệ thống các nhà hàng này mỗi năm thu về khoảng 10 triệu USD cho Bình Nhưỡng.