Kinh nghiệm du lịch cùng trẻ nhỏ hữu ích cần biết

05/07/2018 16:39 GMT+7 | Tư vấn du lịch

(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Nói tới đưa con đi du lịch thì rất nhiều cha mẹ có nhiều sự lo lắng, lo con mệt, con bệnh, con ko chịu ăn, lo nắng lo mưa, lo con say tàu xe và tỉ thứ lo lắng khác. Thôi thì các ba các mẹ ạ, tạm quẳng gánh lo đi mà vui sống được ko?

"Đi du lịch ko phải đi hành xác, và cũng thể giống ở nhà, vì vậy hãy thả lỏng bản thân và mọi người 1 chút, hãy chấp nhận việc lịch sinh hoạt, ăn uống của con và gia đình lộn xộn vài hôm, hãy chấp nhận việc đi chơi nhưng mình nghỉ ngơi nhiều hơn là cố gắng chạy sô cho đủ hết các điểm tham quan, hãy tận hưởng thời gian gia đình bên nhau, hãy để con được hòa mình với thiên nhiên và làm những điều con thấy hạnh phúc, thế là đủ". Đừng đặt mục tiêu đi du lịch quá to tát các ba mẹ ạ, đi du lịch chỉ đơn giản là đi chơi và dành thời gian bên nhau.

1.Pack hành lý

Nhà mình thường đi hàng không giá rẻ, nên việc pack hành lý thường có 1 vali lớn ký gửi (khoảng 20-25kg) gồm đồ mặc và xài khi tới nơi. Còn lại 3 người 3 vali/balo xách tay đựng đồ đủ dùng trong 1-2 ngày đầu chia đều 3 vali có đủ đồ 3 người (phòng trường hợp hành lý thất lạc còn có cái dùng).

- Đối với quần áo: nhà mình thường cuộn tròn hoặc gấp thành bánh vuông (hình bên dưới), bỏ vào các túi lưới chia đồ đi du lịch (có thể mua ở các cửa hàng tiện ích như Miniso, Daiso..), mỗi người 1 túi vừa gọn vừa dễ tìm. Các túi này xếp trong vali ký gửi. Các món đồ nặng như quần jean, áo khoác thường để ở ngoài, lót dưới và trên cho êm vali. Các đồ chai lọ bọc trong túi nilon, nhét trong các khoảng trống giữa quần áo.

Chú thích ảnh

- Trong vali xách tay, quần áo được chia vào các túi zip thành từng bộ (áo+váy/quần+đồ lót) cho từng lần mặc, mỗi người 2-4 túi zip như thế, mỗi lần cần thay lấy 1 túi ra, thay rồi bỏ đồ dơ lại vô túi, nhanh gọn lẹ.

- Đối với gia đình có trẻ nhỏ còn xài bỉm, cũng nên pack từng bộ kèm bỉm vào túi zip trong hành lý xách tay cho 2 ngày, mang dư 2-3 bỉm phòng trường hợp con ị tè nhiều hơn bt. Trong vali ký gửi mang thêm số bỉm đủ dùng trong ít nhất 2 ngày đầu, sau đó tới nơi có thể vào các siêu thị mua thêm đỡ phải xếp quá đầy hành lý (trừ khi bạn đi vùng quá hẻo lánh thì mới cần xách theo đủ bỉm cho chuyến đi)

Chú thích ảnh

- Với các bạn lớn như Nhím thì thường tự đeo thêm 1 balo đựng sách truyện, vài món đồ chơi, giấy bút để tự giải trí trong lúc chờ đợi ở ga, bến xe, sân bay... Và có thể pack 1 ít đồ ăn vặt bánh kẹo phòng trường hợp lố giờ ko kịp ăn. Nhớ mang thêm mũ nón và áo khoác mỏng, nếu đủ chỗ thì để thêm 1 bộ đồ mỏng sơ cua.

- Các đồ dùng cần thiết khác như giấy tờ, tiền bạc, xạc pin, thuốc thang, kem dưỡng, chống nắng, bàn chải, kđr...nên list ra 1 list trước ngày đi để đến lúc pack đồ mình ko bị sót. Pack vào 1 túi đa năng chuyên đựng đồ lặt vặt bán nhiều ở các cửa hàng tiện ích.

Chú thích ảnh

2. Ăn uống

- Hồi Nhím còn bú mẹ, khi đi chơi mình luôn mang theo máy hút sữa (dù bạn vẫn bú trực tiếp là chính). Mình xài máy Medela...dạng balo, có thể dùng pin, dưới là máy, trên có đủ chỗ để 1 túi giữ nhiệt (kèm đá khô), 4 bình sữa và phễu, ống đi kèm.

Thường mình mang 2 bình sữa và 1 hộp nhựa nhỏ để vừa đủ trong tuí giữ nhiệt. Mình hút mỗi lần đủ 2 bình đó, để dùng phòng hờ những lúc con đói mà không tiện vạch lên cho con bú (ko phải vì ngại dòm ngó mà thường đi chơi nhiều khi sát giờ lên xe, lên máy bay chẳng hạn, con bú trực tiếp sẽ lâu hơn bú bình và ko đủ thời gian, bé đang bú lỡ dở bị dứt ra rất khó chịu).

Hộp nhựa mình trữ 1 ít phomai, bánh, trái cây để cho con ăn dặm nếu lỡ giờ ăn của con. Với các bé ăn cháo bột, các mẹ chấp nhận một vài bữa lúc di chuyển thì cho con ăn cháo ăn liền (mang theo 1 bình nước nóng trong bình nước giữ nhiệt) hoặc các loại bột/rau củ xay dạng đóng hộp sẵn, sẽ tiện và nhanh gọn hơn nhiều.

- Ăn uống trong chuyến đi thì tùy thuộc vào việc ăn hàng ngày của con mà các ba mẹ chuẩn bị. Như nhà mình đi thì rất khỏe vì Nhím ăn blw nên thường là ba mẹ ăn gì con ăn nấy. Các bạn ăn cháo bột thì ba mẹ có thể chuẩn bị đồ ăn đóng hộp, hoặc đồ tự nấu rồi bỏ vào hộp giữ nhiệt.

Vì đi cùng con nên thường nhà mình ko đi du lịch kiểu "chạy sô", ko ham đi quá nhiều điểm mà chỉ tập trung vào những điểm chính, nhất là những địa điểm phù hợp với con nít như là có cây xanh, thiên nhiên, thú vật, biển, khu vui chơi... Trước khi đi thường mình xem thông tin các địa điểm ăn uống xung quanh (bao xa, phục vụ nhanh chậm..) và lên plan chơi tới khoảng mấy giờ là tới gần giờ ăn của con để còn dừng và di chuyển kịp thời ra chỗ ăn.

Luôn mang theo 1 ít snack, bánh gối, xúc xích.. và nước uống để con ăn khi lỡ giờ hoặc khi các bạn đói sớm hơn bt (vì đi chơi các bạn tiêu năng lượng nhiều hơn nên nhanh đói và khát hơn). Đi chơi chấp nhận cho các bạn ăn uống đồ kém healthy 1 chút so với ở nhà, chứ nếu cứ chăm chăm con phải ăn đồ sạch, đồ healthy thì nhiều khi con chết đói luôn.

- Dù nói là ăn uống thoải mái 1 chút so với ở nhà, nhưng mình vẫn tránh ko cho con ăn vặt, ăn đồ ngọt nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới bữa chính. Đi chơi mệt, mất sức mà tới bữa chính lại ko ăn đủ thì các bạn sẽ rất mệt mỏi.

- Nhớ nhắc bé uống nước thường xuyên. Tốt nhất là uống nước trắng. Ko nên uống nhiều nước ngọt.

Chú thích ảnh

3. Ngủ

- Như mình nói ở trên, đi chơi với con cha mẹ đừng ham đi nhiều, hãy lên lịch trình đi vừa phải và flexible, có thể đánh số ưu tiên 1-2-3-4-5, các điểm quan trọng cần đi và gần nhau mình ưu tiên đi trước, đi vào thời điểm con mới ăn no ngủ đủ, trời mát (thường là khoảng buổi sáng 8-11h) và chiều (3-6h), tối (8-9h với bé lớn). Các điểm ít quan trọng và xa hơn, nếu ko đủ thời gian có thể bỏ qua.

- Với các bé nhỏ, nên mang theo xe đẩy du lịch hoặc địu, kèm theo khăn che cotton để che nắng/ánh sáng khi bé ngủ (dùng khăn che bú là tiện nhất). Nếu được hãy sắp xếp lịch trình di chuyển (ngồi tàu, xe, máy bay, đi đường..) trùng với giờ ngủ của con. Hoặc gần tới giờ ngủ nên tìm quán cafe, chỗ mát mẻ ngồi nghỉ để con ngủ.

- Với các bé lớn, ngủ ngày 1 nap trưa (hoặc kể cả bt ko ngủ) thì cũng nên quay về khách sạn sau giờ ăn trưa (nếu gần) và cho trẻ ngủ (ba mẹ cũng nên ngủ luôn cho có sức). Thường con ham chơi ko chịu ngủ, nhưng nhà mình là ép ngủ, tắt đèn đóng cửa và cả ba mẹ cũng nằm ngủ, im im 1 lúc là ngủ hết. Ngủ tới 2-3h chiều dậy đi chơi tiếp là khỏe.

Nếu ko đủ gần để về ksan thì cũng nên kiếm quán cafe nào có ghế salon dễ nằm để cho con ngủ. Bạn Nhím (gần 6t) bình thường đi học ko ngủ trưa, nhưng đi chơi mệt hơn nên trưa nào cũng phải ngủ ít nhất 1h. Tối cũng ko nên về quá trễ và ngủ quá trễ, đặc biệt là nếu sáng hôm sau cần dậy sớm. Nhà mình thường 9h là lùa đi ngủ, tối đa 10h.

Túm lại là để đi chơi cả nhà được vui vẻ, khỏe mạnh thì phải ưu tiên con ăn và ngủ đúng giờ (thậm chí sớm hơn bình thường 1 tý vì đi chơi hoạt động nhiều nhanh đói, mệt hơn). Nên dừng chơi/đi đúng lúc khi thấy con bắt đầu có biểu hiện hơi mệt, hơi cáu kỉnh. Đừng để trẻ bị quá mệt, quá đói dẫn tới ăn ngủ ko hiệu quả, ko đủ giấc, đủ no sẽ dễ đuối sức thậm chí bị bệnh những ngày sau. Luôn mang theo đồ ăn dự trữ, nước uống đầy đủ.

Chú thích ảnh

4. Đi lại

A. Đi máy bay

Các mẹ hay hỏi mấy tuổi/tháng đi được máy bay. Về giấy tờ thì cứ có giấy khai sinh là đi được, đi nước ngoài thì cứ có passport là đi được, mà passport thì cứ có khai sinh là làm được nhé. Về thực tế thì cũng cứ có đủ giấy tờ và mẹ khỏe con khỏe là đi máy bay ok. Nhím bay lần đầu lúc 4m từ SG ra HN, mình biết nhiều bạn còn bay sớm hơn và xa hơn. Bé dưới 2 tuổi giá vé 25% hoặc free tùy hãng. Trên 2 tuổi (tới nhiêu ko nhớ) giá 75% thì phải.

- Trên máy bay có dịch vụ nôi cho bé sơ sinh (tùy chuyến và hãng và cần phải liên hệ trước với hãng nhé).

- Xe đẩy có thể mang tới cửa máy bay, lên tới nơi sẽ có tiếp viên cất vào khoang hành lý giúp bạn, hạ cánh họ lại mang ra cho bạn, chỉ cần lúc check in báo 1 tiếng là được. Đi cùng trẻ em thì thường luôn được ưu ái mang theo chai nước/sữa qua cửa check hành lý xách tay mà ko bị hỏi, kể cả trên 100ml với bay nước ngoài.

Chú thích ảnh

Mình đi cùng Nhím 6 tuổi bay nước ngoài vẫn mang bình (có nước) giữ nhiệt qua máy check hành lý xách tay ok ko bị hỏi bao giờ. Ở sân bay VN đi cùng trẻ con hay được mấy chú chỉ qua line ưu tiên khi xếp hàng làm thủ tục hải quan, nên nhớ lượn lờ qua mặt mấy chú để các chú thấy cho dễ hehe. Sân bay nước ngoài thì ít được ưu tiên hơn.

- Nên ráng giữ cho con tỉnh trước giờ bay và buồn ngủ lúc lên máy bay là tốt nhất, dù có thể lệch giờ ngủ tý. Bé nhỏ thì lên máy bay canh lúc cất cánh,hạ cánh thì cho bé bú hoặc uống nước để tránh bị khó chịu, ù tai, khóc lóc. Bé lớn hơn thì có thể dụ bé chơi trò chơi, nói chuyện, ăn snack cho quên với lại cũng đỡ ù tai. Mà tốt nhất là lừa cho ngủ là êm chuyện.

B. Đi bus/xe khách/tàu hỏa

- Tương đối giống đi máy bay, chỉ là thời gian đi dài hơn, nên ba mẹ cần chuẩn bị đồ chơi, trò chơi để entertain bé khi ko buồn ngủ. Chuẩn bị nhiều đồ ăn hơn đi máy bay. Chuẩn bị chăn mỏng/áo khoác vì nhiều khi trên xe/tàu họ bật máy lạnh rất lạnh.

C. Đi ô tô nhà tự lái

- Nhất thiết cần cho con ngồi vào carseat, vừa đảm bảo an toàn, vừa đỡ các bạn ý nhoi lên nhoi xuống. Chuẩn bị nhiều đồ chơi, trò chơi, kết hợp với trò chuyện, chỉ trỏ, ngắm cảnh trên đường đi (vài trò gợi ý dưới ảnh). Đi khoảng 2-3h nếu các bạn ko ngủ thì nên nghỉ ra ngoài hít thở, uống nước, xè xè và cho các bạn chạy nhảy cho đỡ cuồng chân. Trên xe nghe nhạc này kia nữa cho relax.
- Các bạn bé xíu nếu mẹ ko muốn bế ra bế vào carseat thì nên chuẩn bị bình sữa hút ra để giữ lạnh, cho bạn ý bú khi đói. Còn ko thì canh giờ bạn đói thì nghỉ dọc đường.

- Nếu nhà có xe thì nên tập các bạn ngồi xáreat và seatbell luôn từ bé tý cho quen. Bạn nhỏ nhà mình tuy được dạy lên xe là ngồi ghế và seatbell trễ (5t) nhưng mẹ cho coi video và chơi trò chơi trực quan để thấy tác hại nếu ko seatbell nên bạn rất ý thức về chuyện này.

Nhà mình cũng làm kỉ luật trên xe từ sớm (ko mè nheo, ko phá phách la lối...) nên bạn lên xe là tử tế, vì nếu ko tử tế ba mẹ sẵn sàng dừng xe cho bạn xuống đường để nói chuyện phải quấy. Tất nhiên xe mới dừng là bạn biết sắp có chuyện gì rồi nên thay đổi thái độ ngay tức khắc.

Bài & Ảnh: Thanh Hương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm