25/12/2017 15:21 GMT+7 | Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 25/12, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội tổ chức hội thảo “Kết nối giữa người sản xuất, doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và JICA hiện đang triển khai dự án “Tăng cường độ tin cậy trong lĩnh vực sản xuất cây trồng an toàn tại khu vực miền Bắc”, từ tháng 7/2016 đến tháng 7/2021. Dự án nhằm nâng cao năng lực giám sát và quản lý sản xuất cây trồng an toàn của các tổ chức có liên quan; xây dựng mô hình tốt về sản xuất cây trồng an toàn áp dụng GAP theo chuỗi cung ứng. Đồng thời, nâng cao nhận thức của tổ chức/cá nhân về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn.
Trong tiêu thụ sản phẩm an toàn, bà Mamiya Chiyo, đồng trưởng nhóm tư vấn dự án, chuyên gia thị trường cho rằng, vai trò của người mua (người kinh doanh, người bán lẻ) trong chuỗi cung ứng vô cùng quan trọng. Vai trò của người mua là nên kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất. Người mua phải nắm được kế hoạch sản xuất và khả năng cung ứng của người sản xuất nhằm đặt hàng với số lượng phù hợp với khả năng sản xuất, tránh trường hợp phải trộn lẫn rau với các vùng khác để đảm bảo đủ đơn hàng.
"Người mua đứng ở vị trí giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Do đó họ phải biết được các điều kiện và yêu cầu của cả người sản xuất và người tiêu dùng. Chẳng hạn như tại Nhật Bản, người tiêu dùng có thể yêu cầu, gợi ý về sản phẩm qua người mua tới người sản xuất. Người mua chịu trách nhiệm về độ an toàn của sản phẩm. Bởi vậy, người mua có vai trò quan trọng trong việc đóng góp để nâng cao chất lượng sản phẩm.", bà Mamiya Chiyo chia sẻ.
Thiết lập mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn như vậy, dự án đã khảo sát, đánh giá điều kiện một số vùng sản xuất rau an toàn. Từ đó, đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, xã viên hợp tác xã sản xuất rau an toàn theo VietGAP, GAP cơ bản, hỗ trợ nâng cấp các khu vực sản xuất, sơ chế đóng gói đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng với đó là hỗ trợ tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
Đến nay, dự án đã hỗ trợ sản xuất và kết nối một số hợp tác xã sản xuất rau an toàn với Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco. Theo ông Nguyễn Hữu Hưng, Giám đốc Hợp tác xã Yên Phú, trước khi hợp tác với VinEco, Hợp tác xã Yên Phú có đa dạng đối tượng người mua có hợp đồng như: bếp ăn tập thể, cửa hàng thực phẩm an toàn… Nhưng những người mua này đều chưa cung cấp được kế hoạch tiêu thụ trước nên gây khó khăn trong xây dựng kế hoạch sản xuất.
Sau khi hợp tác với VinEco, hợp tác xã Yên Phú có ký kết hợp đồng tiêu thu sản phẩm với kế hoạch tiêu thụ trước (đầu ra ổn định). Hợp tác xã đã chủ động lên kế hoạch sản xuất cho các hộ nông dân. Sản phẩm được thu mua với giá cao hơn và cũng thành toán đúng kỳ hạn; các xã viên yên tâm đầu tư sản xuất.
Theo bà Nguyễn Thị Nguyệt, Phụ trách thu mau rau củ quả - VinEco, VinEco không chỉ tiêu thụ sản phẩm an toàn cho các hợp tác xã mà còn hỗ trợ họ sản xuất sao cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn mẫu mã mà VinEco đặt ra. Với mục tiêu tiếp tục mở rộng thị trường bán lẻ trong nước và tiến đến xuất khẩu, do đó sản phẩm VinEco đặt ra phải tiến tới đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng cho xuất khẩu.
Bà Mamiya Chiyo cho rằng, trở thành người mua tốt là yếu tố then chốt cho việc kinh doanh thành công. Bởi, điều đó sẽ khuyến khích và hỗ trợ người sản xuất nâng cao chất lượng và độ an toàn, từ đó mức độ hài lòng của người tiêu dùng được nâng lên. Như vậy, người mua sẽ dễ dàng phát triển doanh số, danh tiếng và người tiêu dùng ngày càng tăng lên.
Bích Hồng
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất