Hãy để áo dài Việt được 'sống'

03/02/2017 18:14 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Áo dài Việt nam là một từ thuần Việt, có khi được gọi tắt là Áo dài, từ lâu đã được sử dụng nguyên từ tiếng Việt, không qua chuyển ngữ và trên văn bản được viết hoa, không dấu: AO DAI VIET NAM, hoặc AO DAI.

Như thế áo dài Việt nam đã trở thành biểu tượng về cái đẹp trong văn hoá mặc của người Việt nam, được thế giới công nhận, khen ngợi, ngưỡng vọng. Vì lẽ đó đủ lý lẽ về lịch sử, thẩm mỹ để thấy có một văn hoá mặc áo dài Việt và đã hiện diện không chỉ ở Việt nam.

 Thể thao & Văn hóa đã trò chuyện với NTK Nguyễn Tiến Doãn, người từng đảm nhận vai trò giám đốc sáng tạo nhiều dự án về nhận diện thương hiệu bằng y phục.


NTK Nguyễn Tiến Doãn và nữ danh ca Khánh Ly

* Là nhà thiết kế chuyên nghiệp và từng dành thời gian nghiên cứu lịch sử áo dài Việt, anh có thể cho biết quan điểm về việc cách tân áo dài gần đây?

- Áo dài Việt nam đối với tôi không phải là một câu chuyện về kiểu áo, một cái nhìn cảm xúc cho tư duy về vẻ đẹp. Áo dài Việt nam còn là một câu chuyện về xã hội về văn hoá về con người đã tạo ra nó và cả về con người sẽ mặc nó. Đó là một câu chuyện văn hoá mặc áo dài Việt nam.

Mặc áo dài cách tân với 'váy đụp' có gì mà đáng lên án? (*)

Mặc áo dài cách tân với 'váy đụp' có gì mà đáng lên án? (*)

"Việc mặc áo dài cách tân với váy không có gì để đáng lên ăn vì đó là lựa chọn của mỗi người, trong các trang phục Việt Nam xưa thì váy đụp được mặc với áo yếm và áo tứ thân vẫn đầy hồn Việt...".


Áo dài Việt không phải là một sản phẩm thời trang, đó không phải là một sản phẩm của một người thợ may, thợ trang trí trên áo, hay của một nhà thiết kế thời trang mà phải gọi đúng tên của áo dài Việt là sản phẩm văn hoá của một dân tộc hay nói cách khác là một cách mặc của một dân tộc. Mà văn hoá là những gì còn lại sau những thứ đã mất đi.

Người ta nói áo dài Việt sinh ra là để tả gió. Chính vì vậy áo dài Việt sẽ đón nhận những cơn gió của sự cách tân là điều bình thường và cần thiết nếu mang đến một việc làm có ý nghĩa đối với Áo Dài Việt thì theo tôi là đáng quý và trân trọng.


Danh ca Khánh Ly trong một mẫu thiết kế áo dài của NTK Nguyễn Tiến Doãn

* Anh nghĩ sao về các ý kiến cực lực phản đối việc cách tân này và cho rằng những mẫu áo dài mặc với váy là "tàu hoá", là "làm nhục quốc thể", trong khi nhiều ng mặc áo dài với quần ống bó/ quần tây là bị cho là "mắm tôm" pha sữa; còn người mặc thì lại quan điểm: đẹp, tiện thì mặc thôi...?!

- Trước hết, qua báo chí tôi có nhìn thấy các mẫu thiết kế này. Theo ý tôi, tôi khẳng định đó không phải là áo dài Việt nam.

Việc mang đến cái mới cho y phục là điều bình thường. Nhưng đầu tiên phải gọi cho được sản phẩm được sinh ra sau quá trình gọi là cách tân đó tên gọi của sản phẩm, chức năng, thông điệp của nó gì?

Như tôi đã nói ở trên, áo dài Việt nam là một cách mặc của dân tộc, vì lẽ đó nếu cách tân mang lại một làn gió mới hữu ích cho các bên thì nên phát huy, tránh suy diễn, ngộ nhận áo dài Việt nam với: áo có chiều dài, áo kiểu áo dài.


Không phải cứ xẻ 2 bên là áo dài Việt nam, hoặc áo dài cách tân từ áo dài Việt nam. Phải đủ và đúng các yếu tố thì mới gọi được là áo dài Việt và cũng nên cân nhắc đối với một sản phẩm văn hoá của một dân tộc thì cách tân nên ở điểm nào, giữ lại điểm nào, (ý tôi nói đến biên độ của sự sáng tạo) để còn nhận ra là một sản phẩm sáng tạo có đường nét từ áo dài Việt nam.

Những ước mơ bay cùng tà áo dài truyền thống Việt Nam

Những ước mơ bay cùng tà áo dài truyền thống Việt Nam

NTK Lan Hương chị đã đưa tà áo dài đi rất xa, biến mỗi tà áo dài trở thành một tác phẩm thực sự để khi bất cứ ai nhìn vào cũng muốn được mặc, để áo dài, trở thành lựa chọn số một trong những buổi tiệc...


Riêng đối với người sử dụng trẻ, có nhiều yếu tố tác động đến hành vi mua, sở hữu một sản phẩm thời trang, tâm lý của người trẻ thì họ luôn tìm kiếm, khám phá cái mà họ cho là cái mới. Họ có văn minh của người trẻ. Các bạn trẻ thích thì mặc nhưng cái mà các bạn mặc thì đó không phải là mặc áo dài Việt, mà các bạn đang mặc 1 thể loại thời trang, một sản phẩm thời trang mà các bạn cho là “đang bán chạy”.

Tục ngữ có câu: “Ăn cho mình, mặc cho người”. Tôi nghĩ câu này vẫn còn nguyên giá trị.


Một mẫu thiết kế áo dài cho phái mạnh của NTK Nguyễn Tiến Doãn

* Theo anh thì áo dài Việt phải "sống" như thế nào trong đời sống hiện đại ?

- Áo dài Việt nam theo tôi thì đó không phải là một trang phục cổ truyền như Kimono của Nhật Bản, như Hanbok của Hàn Quốc.

Áo dài Việt nam là một trang phục hiện đại, dù gốc tích áo dài Việt là vùng châu thổ sông Hồng với nền văn minh lúa nước đặc trưng vùng văn hoá gốc: Châu Thổ Bắc Bộ, nhưng áo dài Việt vẫn là một sản phẩm tích hợp văn hoá mặc Đông - Tây.

Quan điểm về cái đẹp mỗi thời đại mỗi khác, vai trò mỗi người đối với xã hội cũng thay đổi nhưng tôi cho rằng văn hoá mặc áo dài Việt với tiêu chí: Duyên lặn vào trong, chứ không lộ liễu cho duyên bong ra ngoài là một quan điểm cần cân nhắc.


Bên cạnh đó, Áo dài Việt phải thở bằng hơi thở của không gian sống, môi trường sống mới, nhưng không tách rời khỏi văn hoá địa phương, văn hoá mặc của người Việt thì sẽ không xa lạ với mọi người.

Trong mọi trường hợp đều có thể mặc áo dài Việt, nhưng phải hài hoà tấm áo với nơi mình sẽ đến.

Theo tôi, Áo dài Việt sẽ sống chung với đời sống hiện đại bằng các "tiêu chí" như sau:

- Chất liệu : nhẹ, mát, ít nhăn, không quá mỏng để thấy nội y.

- Kiểu dáng: tuỳ theo công việc mà nên có độ cử động thích hợp. Theo tôi cái đẹp nhất vẫn là sự thoải mái nhưng không quá chật, ôm vừa nhưng không quá rộng.

- Chiều dài áo dài Việt: áo dài Việt nam phải có đủ chiều dài, cụ thể là phải qua gối. Xẻ tà nên xẻ thấp để được đẹp hơn. Có thể sử dụng dây kéo để thuận tiện hơn khi sử dụng.

- Đối với tôi, thì quần đi cùng với áo dài Việt Nam thì dạng quần ống xéo xuôn với màu trắng hoặc đen là đẹp nhất.

* Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Hoàng Anh (thực hiện)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm