22/06/2022 19:48 GMT+7 | Tin tức 24h
Chiều 22/6, tại thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2022 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo ngành giáo dục 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Năm học 2021-2022 tương đối khó khăn vì dịch bệnh nhưng tới thời điểm này ngành giáo dục đã hoàn thành đúng tiến độ. Hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo sau gần 2 năm dịch COVID-19 phức tạp có ý nghĩa rất quan trọng với ngành.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục hàng năm đều tổ chức hội nghị lớn triển khai công tác giáo dục của toàn ngành nhằm thảo luận, thực hiện các chiến lược của ngành. Từ đây, ghi nhận các kiến nghị, vướng mắc, kế hoạch và chiến lược để phát triển ngành tốt hơn.
“Hội nghị lần này, diễn ra trong bối cảnh chỉ còn vài tuần là kỳ thi Trung học phổ thông năm 2022 do đó các đại biểu sẽ cùng trao đổi những việc đã làm, đang làm và sẽ làm sắp đến để làm thật tốt kỳ thi sắp tới." Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Bộ trưởng đề nghị, các đại biểu tham dự hội nghị tập trung thảo luận các nội dung về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 -2022, đề xuất phương hướng nhiệm vụ năm học 2022- 2023; đồng thời, báo cáo công tác chuẩn bị, công tác thanh tra về Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với Tiểu học, cấp Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông; công tác sắp xếp trường lớp, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị năm học và đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị đội ngũ giáo viên năm 2022 -2023.
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày (22-23/6). Sau khi lắng nghe các ý kiến của các đại biểu, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giải đáp, làm rõ một số nội dung; đồng thời tiếp thu ý kiến để có những điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời, giúp địa phương thuận lợi và làm tốt nhiệm vụ được giao.
Phan Sáu/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất