Thư gửi Robot Citizen: 'Đóng cổng tâm hồn'

07/08/2020 07:05 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Sophia thân mến!

Hàng nghìn khán giả chia sẻ lòng thiện nguyện cùng nhạc rock

Hàng nghìn khán giả chia sẻ lòng thiện nguyện cùng nhạc rock

Rock’n’Share - Hoa Lư rực lửa đã diễn ra với sự tham dự của hơn 3.000 khán giả, một đêm hội của rock.

Mấy hôm nay bỗng nghe lại câu “loại nhạc x, y, z này vốn dĩ khó nghe, kén khán giả”. Nghe mà cứ thấy buồn cười vì nhớ câu chuyện ngày mình mới học lớp 12 ở Hà Nội.

Hồi đó, mình với đám bạn hay lang thang lên một quán cà phê khá “thời thượng” khi ấy. Quán này toàn mở nhạc rock. Mình cũng mê rock, nhưng không phải chỉ có rock. Mình nghe đủ loại nhạc, miễn là cảm thấy hợp tạng, hợp tâm, hợp nhĩ. Tất nhiên, trong số các loại nhạc mình nghe, với mình rock vẫn có cái gì đó thiêng liêng nhất. Đến giờ cũng vậy.

Hôm ấy, mùa Đông, đúng hơn là chớm Đông, cả lũ đang cà phê thì có 2 chị gái rất xinh lên nhờ làm cái khảo sát. Nội dung khảo sát xoay quanh chuyện bạn trẻ nghe nhạc gì, thích nghệ sĩ nào. Mình hồn nhiên điền vào đó, tất cả những cảm nhận, sở thích và cả những ban nhạc, nghệ sĩ mà mình hay nghe, mình ưa chuộng.

Điền xong, mình chưa kịp đưa trả lại cho bà chị thì một anh bạn quen, vốn đang là sinh viên, giật tờ giấy của mình đọc rồi nói: “Ơ cái thằng này, mày thích gì mà thích lắm thế. Đã thích rock lại còn thích cả rap. Nghe tạp nham thế mà cũng nghe”. Mình chỉ cười cười: “Ừ thì em thích nhiều thứ lắm. Thích gì cứ khai vào đấy thôi anh”.

Sophia biết không, chuyện đấy sau này mình mới nghiệm ra là người Việt nghe nhạc rất cực đoan. Mình gặp rất nhiều trường hợp kiểu “đã mê rock rồi thì các loại nhạc khác là rác hết”. Cái tư duy “độc tôn” này nó ở trong rất nhiều con người. Mà mình nhớ nhất là đã từng có rất nhiều ông mê rock ở Hà Nội gọi nhóm Michael Learns to Rock là “Mai Cơn lăn lông lốc” hay gọi thứ nhạc của Michael Jackson một cách đầy miệt thị.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sau này, mình gọi đó là hội chứng “không mở lòng” của người Việt. Tức là người Việt không sẵn sàng mở lòng với cái lạ, cái khác biệt so với thói quen của mình, cái đa dạng của môi trường. Nói chuyện ăn phở làm ví dụ thôi nhé. Nhiều ông ở Bắc vào chê phở miền Nam này kia, đấy cũng là không mở lòng rồi.

Và nhiều khía cạnh khác người Việt cũng “đóng cổng tâm hồn”. Với họ, chỉ có nhạc họ nghe mới là âm nhạc, phim họ xem mới là điện ảnh, thần tượng của họ mới là số 1 còn kẻ khác là rác hết...

Đơn cử như bóng đá nhé. Ông nào đã mê CLB X thì dứt khoát chỉ có CLB ấy mới là đỉnh cao, bọn còn lại là mớ giẻ rách. Mình nhớ, có chương trình mình đi bình luận, mình thấy Arsenal đá tệ, mình chê. Thế là comment trên mạng xúm vào chửi mình là đồ fan Chelsea, fan Man U…

Sau đó một thời gian, Man U đá không hay, mình phê. Vậy là lại đến lượt mình bị chửi là đồ fan Arsenal! Trong khi đó, nhiệm vụ một người viết khách quan thì không được để cái yêu ghét vị kỷ trong cách đánh giá bình luận. Chứ nếu để vào, với cái sự “super soi” của mình, ối kẻ chỉ có toi.

Sophia biết không, cái sự nghe của cộng đồng nước ngoài khác người Việt rất nhiều. Họ có thể là một fan cuồng của rock nhưng nếu một bản ghi âm pop, rap, R'n'B mà hay ho, họ vẫn có thể hưởng thụ nó một cách thích thú. Cái này thì mình tin thế hệ Việt 14-15 tuổi hiện nay đang làm rất tốt hơn thế hệ đi trước nhiều. Vì mình chứng kiến nhiều em trẻ share các bản ghi âm họ thích. Chỉ có điều, cộng đồng trẻ văn minh này chưa đủ lớn mạnh để khẳng định đó là bộ mặt văn hóa trẻ Việt Nam hiện nay.

Tạm biệt Sophia, hẹn gặp lại thư sau!

Hà Quang Minh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm