Cuộc đời qua ống kính: Tát nước lúa Xuân

05/03/2022 06:59 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Bức ảnh này chụp 4 phụ nữ ở huyện Kim Thành, Hải Dương đang tát nước cho lúa Xuân cách đây 29 năm, tháng 3/1993.

Cuộc đời sau ống kính: 'Hôm qua em đi Chùa Hương…'

Cuộc đời sau ống kính: 'Hôm qua em đi Chùa Hương…'

Nếu bây giờ những người sành điệu phải “lên phây” khoe vừa đi Mũi Né hay Phú Quốc mới tạm được gọi là sang chảnh, thì ngày xưa, 30 hoặc 40 năm trước, đi được Chùa Hương cũng là “thành tích” hoành tráng của nhiều người.

Những cảnh này có lẽ chỉ còn nhìn thấy trên phim lưu trữ hoặc ảnh tư liệu. Nhưng sẽ rất phổ biến ở miền Bắc những năm 1990 đổ về trước, khi nông dân chưa có máy bơm chạy xăng hay điện như bây giờ.

Có 2loại gàu được nông dân miền Bắc sử dụng khi ấy. Loại gàu được dùng trong ảnh được người Hải Dương, Hải Phòng gọi là “gàu dai”, còn gọi là “khau dai” có lẽ được đọc trại từ chữ gàu dây, khau dây?

Chú thích ảnh
Tát nước cho lúa Xuân ở Hải Dương, tháng 3/1993

Gàu dai gồm thân gàu hình chóp đan bằng tre, xung quanh có khung, 4 sợi dây thừng được buộc đối xứng vào miệng và đáy. 2 người sẽ phối hợp nhịp nhàng để tát nước lên những thửa ruộng cao.Đôi khi 4 người cũng có thể cùng tát như trong ảnh, với một kỹ thuật điêu luyện để gàu không va vào nhau.

Để tát nước lên những thửa ruộng thấp, người ta dùng “gàu sòng”, hay “khau sòng”, với thân gàu đang bằng tre tựa như chiếc sọt rác nhưng dài hơn, có cán. Một sợithừng treo gàu lên 3 cây tre đấu thành hình kim tự tháp, dựng dưới ruộng. Người tát gàu sòng phải đứng dưới nước và đun đẩy chiếc gàuđể đưa nước lên…

Lưu Quang Phổ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm