05/02/2011 16:14 GMT+7 | Thế giới
Tới giữa năm 2008, thị trường bất động sản có dấu hiệu rơi vào trầm lắng. Tới Quý IV/2008, tình trạng giảm giá nhà đất đã xảy ra do Chính phủ nâng lãi suất tín dụng, giảm cung tiền ra thị trường, ngăn luồng tín dụng vào thị trường bất động sản nhằm kiềm chế lạm phát.
![]() GS.TSKH Đặng Hùng Võ: Trong năm 2010, quy hoạch phát triển Thủ đô trở thành một trọng tâm thảo luận và có tác động trực tiết vào thị trường bất động sản. |
Trong ngữ cảnh thị trường bất động sản ấm lên, người tiêu dùng có ý định hướng tới thị trường, các nhà đầu tư đã tiếp tục sử dụng phương thức "mua bán nhà ở được hình thành trong tương lai" (thường gọi là phương thức "mua bán nhà trên giấy") với giá chào khá thấp để động viên vốn đóng góp từ tiền tiết kiệm, tiền nhàn rỗi của dân. Phương thức "mua bán nhà trên giấy" đã làm cho thị trường bất động sản nóng lên ở một số dự án..
Đến quý IV/2009, vốn tín dụng cho thị trường bất động sản nhà ở lại bị ngăn lại theo quyết định của Ngân hàng nhà nước cũng nhằm mục đích ổn định thị trường tiền tệ. Thị trường bất động sản nhà ở lại bị cắt giảm luồng vốn tín dụng nhưng luồng vốn từ phương thức "mua bán nhà trên giấy" vẫn tiếp tục tăng cao. So với giá bất động sản nhà ở tại thời điểm tháng 9/2009, giá tháng 10 tăng 0,55%, tháng 11 tăng 1,30% (tức là tăng 0,75% so với tháng trước), tháng 12 tăng 2,70% (tức là tăng 1,40% so với tháng trước).Về tổng thể, sau cơn bão tài chính quốc tế, thị trường bất động sản Việt Nam đã lâm vào tình trạng thiếu vốn ngay từ cuối năm 2008, và tình trạng này thường trực từ đó cho đến nay. Nguồn tín dụng cho đầu tư bất động sản cũng có lúc được cởi ra, rồi lại bị thắt lại, rồi lại được cởi ra. Lãi suất vay tín dụng cho đầu tư bất động sản hiện nay khoảng 14% - 16% (trong khi cho tỷ lệ lãi suất cho vay đầu tư các dự án bất động sản ở các nước phát triển chỉ khoảng 4% - 5%), chưa tạo thành một nguồn ổn định với mức lãi suất hợp lý. Trong khi đó, luồng vốn huy động từ người tiêu dùng thông qua hình thức "mua bán nhà trên giấy" đang có tạo ra rất nhiều rủi ro. Dự án hứa hẹn nhiều lợi ích thì huy động được nhiều vốn và gây sốt giá, khi nhà đầu tư bội ước thì tranh chấp xuất hiện và giá lại giảm đi. Tình trạng thiếu vốn luôn tồn tại trong thị trường. Những cơn sốt đất do quy hoạch cũng xẩy ra liên tục ở một số nơi, sốt lên rồi lại hạ ngay khi quy hoạch chưa thực sự cố định.
Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước, đến ngày 31/10/2010, tổng dư nợ cho vay để đầu tư kinh doanh bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 224.843 tỷ đồng, tăng 22,01% so với 1/12/2009, trong đó tăng trưởng tín dụng nền kinh tế của toàn hệ thống cùng thời kỳ là 23,87%. Ước đến hết 31/12/2010, dư nợ cho vay để đầu tư kinh doanh bất động sản đạt khoảng 228.000 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2009. |
Theo VTC
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất