09/04/2023 10:44 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Đây là hàng loạt bí kíp giúp cô gái trẻ vượt qua vòng phỏng vấn AI.
Trong vài năm gần đây, quá trình tuyển dụng đã trải qua những thay đổi do các yếu tố khách quan như dịch bệnh COVID-19 và sự mất cân đối cung cầu lớn trên thị trường lao động. Nhiều công ty đã chuyển sang sử dụng công cụ tuyển dụng AI cho vòng phỏng vấn để giải quyết những thách thức này.
Số lượng ứng viên cũng là một yếu tố cần xem xét. Khi bộ phận nhân sự nhận được một số lượng lớn hồ sơ xin việc, sàng lọc và phỏng vấn bằng AI nổi lên như một giải pháp có thể khắc phục hạn chế về thời gian, không gian.
Phỏng vấn AI tương đối khách quan và công bằng. "Phỏng vấn AI sẽ loại bỏ những yếu tố chủ quan có thể can thiệp vào kết quả phỏng vấn và giảm sự thiên vị từ phân biệt ngoại hình hay kỳ thị giọng địa phương", ông Tian Juanjuan, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu đánh giá tuyển dụng Zhilian cho biết.
Lợi thế này có thể giải thích tại sao ngày nay, việc phỏng vấn AI ngày càng mở rộng. Theo dữ liệu từ Facts & Factors, thị trường phỏng vấn AI toàn cầu đạt 610 triệu USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt 890 triệu USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 6,5%.
Tuy nhiên, những hạn chế của cuộc phỏng vấn AI cũng là một chủ đề đáng bàn luận.
Một số chuyên gia trong ngành cảnh báo dù AI cải thiện các yếu tố khách quan nhưng cũng có thể vô tình tạo ra định kiến. Gần đây, trên một số nền tảng xã hội, nhiều sinh viên mới ra trường tham gia phỏng vấn AI nghi ngờ họ bị từ chối vì không đủ trình độ học vấn hoặc phân biệt giới tính.
Bên cạnh đó, nếu không có người phỏng vấn, các ứng viên cũng không thể tìm hiểu thêm về công ty bằng cách đặt câu hỏi riêng dành cho nhà tuyển dụng hoặc có một cuộc trò chuyện cởi mở. Họ cũng không thể hiện được tính sáng tạo của mình trong quá trình phỏng vấn.
"Trong 6 tháng qua, hãy cho tôi một ví dụ về việc bạn đã đột phá mục tiêu ban đầu và đạt được những thành tựu gì?", đó là câu hỏi mà đầu tiên mà Tian Wei (Trung Quốc) nhận được trong cuộc phỏng vấn.
Ngồi trước mặt Tian Wei, người đưa ra câu hỏi không phải là HR (người làm tại bộ phận nhân sự) bằng xương bằng thịt trong trang phục chuyên nghiệp mà là công cụ phỏng vấn AI (trí tuệ nhân tạo).
Tian Wei là Thạc sĩ Báo chí và Truyền thông của ĐH Sư phạm Đông Trung Quốc. Cô mới tốt nghiệp năm 2023 và hiện đang thực hiện cuộc phỏng vấn xin việc vào công ty mà cô mơ ước bấy lâu, đó là Unilever.
Unilever là một công ty đa quốc gia của Anh chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phấm, thực phẩm, hóa chất giặt tẩy,… Unilever là một trong những công ty đa quốc gia lâu đời nhất, sản phẩm có mặt trên khoảng 190 quốc gia. Công ty có các cơ sở nghiên cứu và phát triển tại Anh, Hà Lan, Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ.
Từ năm 2016, Unilever đã thử nghiệm phỏng vấn AI để xác định và chấm điểm việc lựa chọn ngôn ngữ, cách sử dụng từ vựng, chuyển đổi mắt, tốc độ đặt câu hỏi, âm lượng giọng nói,… của người được phỏng vấn. Qua đó để tìm ra những ứng viên nổi vật.
Đây là lần đầu tiên Tian Wei tham gia phỏng vấn bằng AI. Vì chưa có kinh nghiệm nên cô cảm thấy không thoải mái, kém tự tin. Đầu tiên, cô chọn không gian yên tĩnh, ngồi xuống, nhấp vào liên kết, đăng ký số điện thoại di động. Sau đó, nhân sự ảo xuất hiện trên màn hình máy tính, phát video quảng cáo của công ty.
Khi buổi phỏng vấn diễn ra, Tian Wei đặt phần trên vai vào ô vạch chấm được chỉ định. Sau đó là thời gian hỏi đáp chính thức, trên màn hình xuất hiện các câu hỏi phỏng vấn.
Doanh nghiệp chuẩn bị tổng cộng 4 câu hỏi, thời gian trả lời cho mỗi câu là 10 phút. Ứng viên sẽ có 30 - 45 giây chuẩn bị cho mỗi câu. Ứng viên có thể lặp lại đoạn ghi âm nhiều lần và tải lên phiên bản ưng ý nhất trước thời hạn.
Để làm tốt cuộc phỏng vấn AI này, Tian Wei đã chuẩn bị rất nhiều. Cô dành thời gian lên các nền mạng xã hội như Zhihu và Douban để tìm kiếm hướng dẫn liên quan.
Tất cả mọi lời chia sẻ Internet đều phong phú và hữu ích. Từ trải nghiệm của mọi người, cô rút ra được một số điều cần lưu ý gồm: Ngoại hình, tư thế cơ thể, ánh mắt, biểu cảm,… Vì vậy cô quyết định "cải tổ bản thân" để tự tin bước vào cuộc phỏng vấn.
1. Ngoại hình và khí chất
Ngoại hình và khí chất là điều mà các doanh nghiệp lớn đánh giá cao. Tian Wei đoán rằng cuộc phỏng vấn AI cũng có thể kiểm tra tình trạng chung của cô. Vì thế, cô đã bỏ ra một số tiền lớn cho việc trẻ hóa da, làm mờ vết mụn trên mặt.
Thứ hai, Tian Wei suy đoán cuộc phỏng vấn AI sẽ kiểm tra phong thái và khí chất. Chính vì vậy, cô bắt đầu tập mỉm cười. Cô cho rằng mình bẩm sinh đã có nụ cười, nhưng để giữ được nụ cười tự nhiên, không gượng gạo trong suốt 45 phút phỏng vấn không phải là điều dễ dàng.
Giải pháp cuối cùng Tian Wei tìm ra là "Bạn không thể cứ cười mà phải gật đầu liên tục để truyền tải thông điệp tích cực đến người phỏng vấn AI".
Một yếu tố khác là đôi mắt, Tian Wei tin rằng trong việc chấm điểm các cuộc phỏng vấn với AI, người ta nên tránh nhìn xung quanh và thất thường. Phương pháp huấn luyện của cô là đặt một miếng dán bên cạnh máy hình và nhìn vào nó khi trả lời câu hỏi. Cô tưởng tượng như đang có người đối diện trò chuyện vậy.
2. Cách nói chuyện và bày tỏ
Một điều quan trọng không kém là cách nói chuyện và bày tỏ. Để rèn luyện điều này, Tian Wei đã tìm hiểu cách giao tiếp, thuyết phục, thuyết trình từ sách báo, Internet. Có vô số tài liệu hướng dẫn các bước trả lời phỏng vấn.
Tian Wei biết được rằng trong kết quả đánh giá của cuộc phỏng vấn AI, có khả năng cao các từ khóa sẽ được trích xuất để cho điểm. Việc đọc thuộc lòng những từ khóa trong tài liệu trở thành mục tiêu nỗ lực của cô.
"Để làm hài lòng AI, tôi dường như trở thành một người khác", Tian Wei chia sẻ.
Nói về cảm xúc của mình khi kết thúc cuộc phỏng vấn, Tian Wei cho biết: "Sau khi tôi trả lời xong mỗi câu hỏi tôi không nhận được phản hồi nào. Điều này khiến tôi hoang mang, lo lắng và hơi xấu hổ nhưng tôi vẫn tiếp tục trả lời những câu hỏi sau".
Không ngờ sau đó, phần thể hiện của cô được ban lãnh đạo đánh giá cao. Tian Wei chính thức trúng tuyển vào Unilever.
Trên thực tế, phỏng vấn AI không chỉ là hỏi đáp máy móc như vậy, đôi khi sẽ rất bất ngờ. Như trường hợp của Zach (Trung Quốc) là một ví dụ.
Zach tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế thể thao kỹ thuật số của Đại học Thể thao Bắc Kinh. Vào cuối tháng 8, Zach đã nhận được lời mời phỏng vấn AI từ 7 công ty, bao gồm China Merchants Bank, L'Oreal, Anta, Colgate,…
Trong cuộc phỏng vấn AI của Colgate, có trò chơi nhỏ diễn ra. Nhiệm vụ của Zach là kéo một quả bóng nhỏ trên màn hình về phía cuối sao cho nó đi qua nhiều chướng ngại vật nhất.
Zach hơi bối rối không biết mình sẽ đi đâu. Mặc dù anh ấy đã nghiên cứu kỹ lưỡng về hoạt động kinh doanh của Colgate trước đó, nhưng anh ấy không ngờ rằng sẽ có một nhỏ như vậy.
Theo thông tin của người phụ trách công ty nghiên cứu và phát triển phỏng vấn AI ở Đức, AI thường kiểm tra 5 điểm bao gồm: Sự cởi mở/mới lạ, nhiệt huyết, hướng ngoại, sự thoải mái, cảm xúc bằng cách phân tích giọng nói, ngôn ngữ, cử chỉ và nét mặt của ứng viên.
Các cuộc phỏng vấn AI không phải là mới đối với một số ngành. Trong vài năm trở lại đây, nó được sử dụng rộng rãi trong ngành ngân hàng, tư vấn và các ngành công nghiệp khác. Phỏng vấn bằng AI cũng được các công ty lớn, doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nhiều.
Lợi thế trực quan nhất của các công ty áp dụng phỏng vấn AI là có thể cải thiện hiệu quả và giảm gánh nặng cho bộ phận nhân sự.
Fang Ling (Trung Quốc) là nhân viên nhân sự làm việc cho một công ty hàng tiêu dùng nhanh trong nước. Cô lấy công việc hàng ngày của mình làm ví dụ, quá trình tốn nhiều thời gian nhất là sàng lọc hồ sơ, mời người phỏng vấn và sắp xếp các cuộc phỏng vấn.
Trong trường hợp của Tian Wei, các cuộc phỏng vấn bằng AI chủ yếu được sử dụng trong việc tuyển dụng. AI sẽ hỗ trợ sàng lọc sơ bộ hồ sơ, còn được gọi là đánh giá sơ yếu lý lịch AI.
AI đánh giá sơ yếu lý lịch thường sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên để thực hiện nhận dạng văn bản và truy xuất thông tin trên sơ yếu lý lịch của người tìm việc. Bằng cách hiểu các từ và câu, nó sẽ phác thảo đặc điểm của người tìm việc. Đồng thời nó đưa ra phân tích và kết quả cuối cùng tương ứng. Điều này được cho là để tăng tốc hiệu quả sàng lọc.
Fang Ling cho biết: "Kể từ khi công ty bắt đầu phỏng vấn bằng AI, chu kỳ tuyển dụng đã được rút ngắn ít nhất 60%".
Unilever – công ty mà Tian Wei đã phỏng vấn cũng đưa ra số liệu đáng nể của năm 2020. 100.000 giờ phỏng vấn được tiết kiệm thông qua hệ thống AI, có thể tiết kiệm 1 triệu chi phí tuyển dụng mỗi năm.
Kể từ năm 2020, với sự bùng phát của dịch bệnh, các doanh nghiệp sử dụng các cuộc phỏng vấn bằng AI ngày càng tăng. Một số vị trí công việc được áp dụng công nghệ phỏng vấn AI như hành chính viên, giao dịch viên, nhân viên dịch vụ, nhân viên vận hành nhà máy,…
Chẳng hạn với vị trí nhân viên bán hàng, hệ thống sẽ có một bộ mô hình sàng lọc thông qua kỹ năng trả lời của người tìm việc. AI nắm bắt từ khóa, từ đó phán đoán mong muốn, kỹ năng giao tiếp và đánh giá liệu họ có tạo ra hiệu suất cho công ty,…
Tuy nhiên, AI dường như không phải là tất cả lợi thế cho HR. Một số nhà phân tích tin rằng các cuộc phỏng vấn AI sẽ không thay thế HR, bởi vì cả hai vẫn đang trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Các cuộc phỏng vấn AI chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình tuyển dụng nhằm sàng lọc hồ sơ. Và ở giai đoạn sau, vẫn cần phải có người phỏng vấn trực tiếp các ứng viên để lựa chọn ra những người ưu tú.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất