Break Point: Bộ phim phơi bày sự cô đơn của quần vợt đỉnh cao

09/01/2023 07:04 GMT+7 | Thể thao

Nick Kyrgios là một tay vợt chuyên nghiệp, một trong những người giỏi nhất thế giới. Anh có một người bạn gái rất đáng yêu, Costeen Hatzi, và một cú đánh trả có tên là "Horse", cũng như hàng nghìn người hâm mộ trên khán đài để cổ vũ cho những cú đánh chiến thắng của anh.

Thế nhưng vẫn chưa đủ và có lẽ, chưa bao giờ là đủ cả. "Quần vợt là một môn thể thao cực kì cô đơn", tay vợt người Australia nói.

Môn thể thao cô đơn

Dù tốt hay xấu, Kyrgios có vẻ sẽ thu hút được một lượng lớn người hâm mộ mới với việc Netflix phát hành vào tuần này loạt phim Break Point, một bộ phim tài liệu gồm 10 phần mô tả vận may của cái gọi là "thế hệ tiếp theo" của các ngôi sao quần vợt; nhóm vận động viên tuổi đôi mươi từng thách thức Novak Djokovic và Rafael Nadal. Những tay vợt trẻ này đều nói cùng một ngôn ngữ và chia sẻ cùng những hi vọng và những nỗi sợ hãi. Thế nhưng, logic của nghề nghiệp khiến họ trở thành đối thủ chứ không phải bạn bè. Họ nói chuyện với camera nhưng không bao giờ nói chuyện với nhau.

"Tôi chơi quần vợt để kiếm sống mặc dù tôi ghét quần vợt", Andre Agassi thú nhận trong cuốn tự truyện năm 2009 của mình. Chủ yếu là anh ghét nó vì nó "quá cô đơn", một chuyến đi và huấn luyện lặp đi lặp lại xen kẽ với những trận đấu căng thẳng. Trong các môn thể thao đồng đội, gánh nặng được trải ra và vinh quang được chia sẻ. Ngay cả trong quyền anh, Agassi nói, ít nhất bạn cũng được phép vật lộn với đối thủ của mình. "Tuy nhiên, trong quần vợt, bạn đối mặt với kẻ thù của mình, trao đổi bóng với anh ta, nhưng không bao giờ chạm vào anh ta hoặc nói chuyện với anh ta hoặc bất kì ai khác". Cuốn sách của Agassi đã làm cho môn thể thao này có vẻ tồn tại tích cực. Trên sân, xung quanh là khán giả, trọng tài biên và đội camera, nhưng mỗi tay vợt vẫn bị nhốt trong phòng giam riêng của họ.

Agassi là một trong những tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại của trò chơi - một cựu số 1 thế giới; người giành 8 danh hiệu Grand Slam - trong khi những tay vợt Break Point vẫn đang kiếm được tiền. Họ giống như những người phàm cắm trại ở chân núi Olympus, ngước nhìn các vị thần với sự pha trộn giữa ghen tị và kính sợ.

Điển hình nhất phải kể đến Kyrgios, "trai hư" dễ cáu giận của quần vợt; với cơ thể đầy hình xăm. Phần mở đầu phim đề cập đến cuộc đấu tranh về sức khỏe tâm lí và những khoảng thời gian uống nhiều rượu của anh. Norlaila, mẹ của Kyrgios, nói: "Tôi lo lắng cho nó mỗi ngày. Bởi vì nó đã trải qua một số thời điểm thực sự khủng khiếp".

Break Point: Bộ phim phơi bày sự cô đơn của quần vợt đỉnh cao - Ảnh 1.

Những vấn đề tâm lý của các tay vợt hàng đầu được thể hiện rất chi tiết trong loạt phim sắp ra của Netflix, Break Point

 Thành công hoặc thất bại

Đối với hầu hết các đối thủ của Kyrgios, cuộc sống có lẽ còn phức tạp hơn. Thể thao là một chế độ tài phiệt ảo. Nó thưởng cho những người giỏi nhất và bỏ đói những người còn lại. Tỉ lệ 1% người chơi hàng đầu đòi 60% số tiền thưởng hằng năm; những người nằm ngoài Top 100 hầu như không kiếm đủ tiền để sống qua ngày. Các tay vợt của Break Point là những người may mắn vì họ còn trẻ, có tài năng và thoải mái khi mặc đồ đen. Tuy nhiên, vì một số lí do, những người này vẫn mang một chút hoảng sợ. Có thể họ biết đồng hồ đang điểm; họ biết số cơ hội của họ là hữu hạn.

Thất bại và thảm họa được tích hợp sẵn trong DNA của quần vợt. Có lẽ đây là những gì giải thích cho sự hỗn loạn hiện sinh của nó. Ajla Tomljanović, tay vợt số 43 thế giới người Australia, chỉ ra rằng mỗi giải đấu thực sự là một trò chơi có tổng bằng 0, một trò chơi tự do cho 32 hi vọng (hoặc 64 hoặc 128) nhanh chóng giảm xuống chỉ còn một. Cô nói: "Nếu bạn không giành chiến thắng trong sự kiện này, bạn sẽ là kẻ thua cuộc hằng tuần. Đó là khi tôi nghĩ quần vợt thực sự tàn bạo. Nó vẫn tiếp tục, dù có hay không có bạn".

Tất cả những điều đó tạo nên một chuyến đi ảm đạm, căng thẳng; một vòng xoáy của các khách sạn sang trọng, phòng thay đồ và sân vận động được thắp sáng rực rỡ hoàn toàn không có nơi nào để trốn. Các tay vợt cứ đi du đấu mãi, từ Melbourne đến Madrid, sống trong những chiếc vali và xem những bộ phim nhảm nhí trên TV, giống như những du khách mệt mỏi trên một chuyến du thuyền không mấy tốt đẹp. Họ đang sống trong giấc mơ, nhưng nó giống như một cơn ác mộng. 

 

Mạnh Hào

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm