Quang Hải xuất ngoại không còn là ‘du học’

15/04/2022 09:18 GMT+7 | Bóng đá Việt

Không giống như phần lớn các thương vụ cầu thủ Việt Nam xuất ngoại, Quang Hải sẽ ra đi theo dạng chuyển nhượng tự do. Và dĩ nhiên, đó không đơn thuần là một chuyến du học nữa…

Chính thức tự do, Quang Hải sắp ra nước ngoài thi đấu

Chính thức tự do, Quang Hải sắp ra nước ngoài thi đấu

Tiền vệ Nguyễn Quang Hải chính thức trở thành cầu thủ tự do trong ngày hôm nay 12/4, đúng ngày sinh nhật lần thứ 25 và chuẩn bị ra nước ngoài thi đấu trong thời gian tới.

1. Lần giở lại quá khứ, chúng ta thấy rằng hầu hết các cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài theo dạng cho mượn, tức là dù có thất bại hay thành công thì họ vẫn chắc chắn được đảm bảo một lối về. Từ Lê Huỳnh Đức được CLB CATPHCM biệt phái sang Lifan Trùng Khánh năm 2001, Lê Công Vinh được Hà Nội FC cho mượn đến Leixoes SC nhờ lời giới thiệu từ HLV Henrique Calisto, và sau đó được SLNA cho mượn đến Consadole Sapporo.

Những ngôi sao thế hệ Thường Châu sau này như Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng sau này cũng đều xuất ngoại theo dạng cho mượn từ HAGL. Tương tự là Đoàn Văn Hậu với chuyến “du học” tại SC Heerenveen, trước khi trở lại đội bóng Thủ đô.

Cầu thủ hiếm hoi của bóng đá Việt Nam xuất ngoại không phải theo dạng du học là thủ thành Đặng Văn Lâm khi anh khiến Muangthong United phải bỏ ra 10 tỷ đồng để chiêu mộ từ Hải Phòng, và sau đó trở thành trụ cột của CLB này.

bóng đá Việt Nam, Quang Hải, Nguyễn Quang Hải, V-League, dtvn, Quang Hải xuất ngoại, U23 Việt Nam, SEA Games, SEA Games 31, bóng đá nam SEA Games, Park Hang Seo
Quang Hải xuất ngoại vì khát khao chinh phục những đỉnh cao mới. Ảnh: Hà Nội FC
Vì sao Quang Hải từ chối lời mời SEA Games của thầy Park?

Vì sao Quang Hải từ chối lời mời SEA Games của thầy Park?

Mặc dù HLV Park Hang Seo rất mong muốn có tên Quang Hải trong thành phần U23 Việt Nam tham dự SEA Games 31, nhưng cuối cùng trước nguyện vọng xuất ngoại cháy bỏng của cậu học trò cưng, ông thầy người Hàn Quốc buộc phải nhượng bộ.

Nhưng Văn Lâm cũng chỉ mới tỏa sáng ở Thai League, còn sang J-League, anh vẫn chưa thể khẳng định được mình ở Cerezo Osaka khi mới được bắt đúng 2 trận. Nên nhớ, Văn Lâm có một nửa dòng máu Nga, và trưởng thành từ lò đào tạo trẻ Spartak Moskva, và Dynamo Moskva, mà còn gặp khó khăn như vậy.

Chúng ta vẫn chưa rõ Quang Hải sẽ sang châu Âu, hay Nhật Bản, nhưng chắc chắn anh sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng cho những chông gai có thể phải đối mặt. Anh sẽ ra nước ngoài mà không có bất cứ sự bảo bọc nào từ phía CLB trong nước, sẽ phải đối mặt với những đối thủ có nền tảng thể hình và thể lực hơn hẳn, sẽ phải vượt qua những trở ngại về ngôn ngữ, sẽ phải làm quen với những tư duy chiến thuật mới,… Tất nhiên, Hải sẽ có một ê-kíp hỗ trợ, nhưng nỗ lực từ bản thân anh vẫn là cốt yếu.

 

 

2. So với các đồng đội cùng trang lứa, Quang Hải xuất ngoại hơi muộn. Nhưng muộn hơn cũng đồng nghĩa đã chín chắn hơn, đã tích lũy được nhiều vốn sống hơn, và chuyên môn cũng đã được khẳng định một cách rõ rệt hơn. Ở đấu trường quốc nội, Hải không còn phải chứng tỏ mình với bất cứ ai nữa. Bây giờ, khát khao của Quang Hải là thể hiện mình ở một sân chơi lớn hơn, đẳng cấp hơn.

Ở tuổi 25, anh đang vào độ chín về tài năng, kinh nghiệm, và bản lĩnh. Ở tuổi 25, anh đã gặt hái rất nhiều danh hiệu ở cấp CLB và ĐTQG, ở đấu trường nội địa cũng như khu vực. Quang Hải ra đi với trạng thái tâm lý tốt hơn so với lúc Công Vinh, Công Phượng sang Bồ Đào Nha, Bỉ, và già dặn hơn so với Văn Hậu lúc cập bến Heerenveen.

Sự kiên nhẫn của Quang Hải vài năm qua, giúp anh có nhiều thời gian hơn để nghiền ngẫm từ thất bại của những người đi trước. Ngoài ra, vị trí của Quang Hải cũng có thể là một lợi thế nhất định vì nó không có nhiều những va đập về hình thể so với các vị trí có tính khu biệt cao ở hàng công và hàng thủ.

Không còn là du học nữa, Quang Hải xuất ngoại vì anh muốn chinh phục những đỉnh cao mới. Bóng đá Việt Nam cần nhiều hơn sự dũng cảm như thế để bước lên một tầm cao mới. Dù thành công hay thất bại, ý chí của Hải là rất đáng ngợi khen.

Tuấn Cương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm