Bố mẹ giả nghèo giả khổ để mong con gái học được cách sống tiết kiệm: Ai ngờ chục năm sau phải ôm mặt khóc vì hối hận

21/02/2023 20:45 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Giáo dục gia đình sai cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ khi trưởng thành.

Người ta thường có câu "nuôi con trai nghèo, nuôi con gái giàu", với hàm ý nhắc nhở, nuôi con trai nên lấy sự gian khổ, vất vả để tôi luyện ý chí, tinh thần trách nhiệm, bồi dưỡng phẩm chất. Còn nuôi con gái thì nên dành nhiều yêu thương, nâng niu, khuyến khích, cổ vũ.

Tuy nhiên nhiều phụ huynh lại cho rằng, cả con trai hay con gái đều nên nuôi kiểu... nghèo để rèn luyện tính cách chăm chỉ và giản dị. Sau này khi lớn lên, nếu cuộc sống có sóng gió thì trẻ vẫn có ý chí chiến đấu. Nói là vậy nhưng không ít phụ huynh "nuôi nghèo" một cách thái quá, dẫn đến việc phản tác dụng và con cái tổn thương về mặt tinh thần. Chẳng hạn như trường hợp dưới đây:

Gia đình họ Hoàng ở Trung Quốc làm nghề kinh doanh, điều kiện tài chính rất tốt. Ở tuổi ngoài 30, hai vợ chồng nhà này mới sinh được một cô con gái. Cứ ngỡ cả hai sẽ yêu thương, chiều chuộng con nhưng không hề. Từ nhỏ đến lớn, hai vợ chồng đều nghiêm khắc với con. Không chỉ vậy họ còn kể với con là gia đình rất nghèo.

Bố mẹ giả nghèo giả khổ để mong con gái học được cách sống tiết kiệm: Ai ngờ chục năm sau phải ôm mặt khóc vì hối hận - Ảnh 2.

Vì những mặc cảm, tự ti từ thời trung học về hoàn cảnh gia đình nên tính tình của Đa Đa rất hướng nội. (Ảnh minh họa)

Trước khi vào đại học, cô con gái Đa Đa hầu như không có tiền tiêu vặt, một năm chỉ mua quần áo hai lần và chưa bao giờ mua mỹ phẩm. Người mẹ nói với Đa Đa rằng, gia đình không có tiền chi trả những khoản này.

Cũng vì vậy, Đa Đa chỉ có thể nhìn các bạn nữ khác trang điểm, ăn mặc xinh đẹp để đi chơi, tham gia các buổi liên hoan của lớp.

Dù "keo kiệt" với con cái ở các khoản khác nhưng riêng việc học, vợ chồng họ Hoàng lại sẵn lòng đầu tư cho con. Bản thân Đa Đa cũng có lực học rất tốt và sau khi tốt nghiệp trung học đã thi đỗ vào một trường đại học nổi tiếng. Tuy nhiên cuộc sống đại học của Đa Đa không hề êm đẹp.

Vì những mặc cảm, tự ti từ thời trung học về hoàn cảnh gia đình nên tính tình của Đa Đa rất hướng nội. Mỗi khi gặp mặt hay nói chuyện với người khác, cô gái trẻ đều cúi đầu, không dám nói chuyện lớn tiếng.

Nhìn con gái rụt rè, nhút nhát như vậy, vợ chồng họ Hoàng mới nhận ra sai lầm của mình. Cả hai đau lòng, khóc hết nước mắt. Con gái họ tuy học giỏi nhưng với tình cách hướng nội như vậy, liệu có thể thành công được không?

Trên thực tế, kiểu nuôi dạy con gái "giả nghèo giả khổ" quá mức như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời trẻ. Cụ thể như:

1. Lòng tự trọng thấp

Đến một độ tuổi nhất định, con gái sẽ để ý đến ngoại hình. Việc được mặc trang phục đẹp sẽ giúp trẻ hòa nhập với xã hội, tăng sự tự tin. Nếu trẻ quá đơn giản ở độ tuổi ai cũng đẹp thì rất dễ tự ti, hướng nội và cảm thấy xấu hổ khi kết giao với người khác.

2. Có tính cách keo kiệt

Thực tế có rất nhiều cô gái sinh ra với điều kiện tài chính tốt nhưng lại rất keo kiệt. Nguyên nhân là môi trường trưởng thành đã ảnh hưởng rất lớn đến họ, khiến họ sợ tiêu tiền trong tương lai.

3. Quá hào phóng

Đây là một tình huống cực đoan khác. Một số cô gái khi còn trẻ bị hạn chế quá nhiều về tài chính. Khi có khả năng tài chính, họ sẽ tiêu xài hoang phí hơn để bù đắp cho tuổi thơ thiếu thốn.


Thanh Hương. Nguồn: Sohu

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm