Những người biểu tình thuộc phe đối lập ở Bolivia ngày 9/11 đã chiếm đài truyền hình và phát thanh của nhà nước và buộc các đài này ngừng phát sóng. Trong khi đó, một số cảnh sát đã rời bỏ vị trí canh gác tại quảng trường nơi Phủ Tổng thống tọa lạc, trong bối cảnh căng thẳng ở mức báo động sau cuộc bầu cử ở nước này.
Ngày 3/11, Thủ tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi khẳng định làn sóng biểu tình phản đối chính phủ đang đe dọa lợi ích ngành dầu mỏ cũng như việc các cảng của Iraq bị phong tỏa đang gây thiệt hại cho đất nước "nhiều tỷ USD".
Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ngày 2/11 đã lên án các hành động bạo lực và phá hoại trật tự công cộng trong cuộc biểu tình cùng ngày, khẳng định đây là những hành động coi thường pháp luật và trật tự.
Tòa án quận trung tâm thủ đô Seoul ngày 21/10 đã phát lệnh bắt giữ 4 sinh viên Hàn Quốc với cáo buộc đột nhập tư dinh Đại sứ Mỹ Harry Harris.
Do diễn biến phức tạp liên quan đến vấn đề biểu tình tại Thủ đô Jakarta, trận Indonesia-Việt Nam ở bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra vào ngày 15/10 sắp tới có thể sẽ phải dời sang Bali thay vì Jakarta như dự kiến ban đầu.
Ngày 1/10, Hội nghị Hiệp thương Nhân dân (Quốc hội) khóa 2019-2024 của Indonesia đã tuyên thệ nhậm chức trước sự chứng kiến của Tổng thống Joko Widodo.
Tối 26/9, tại sân vận động Queen Elizabeth ở quận Wan Chai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), Trưởng khu hành chính đặc biệt Hong Kong, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã tổ chức một cuộc đối thoại cộng đồng công khai.
Theo Tân Hoa Xã, cảnh sát Hong Kong (Trung Quốc) ngày 30/8 xác nhận đã bắt giữ 3 nhân vật, gồm Joshua Wong Chi-fung, Agnes Chow Ting và Andy Chan Ho-tin, cầm đầu các nhóm chính trị hô hào "độc lập" cho đặc khu hành chính này.
Tân Hoa xã ngày 26/8 đưa tin các cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực trong ngày 25/8 tại quận Thuyền Loan (Tsuen Wan), ở khu vực Tân Giới (New Territories), phía Tây khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), khiến một số cảnh sát bị thương.
Theo Tân Hoa xã, chiều 17/8, hơn 470.000 người đã tham gia cuộc míttinh, tuần hành tại Công viên Tamar ở Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) nhằm phản đối bạo lực, kêu gọi thiết lập hòa bình và ổn định tại đặc khu này.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, cảnh sát Đặc khu hành chính Hong Kong cho biết, từ ngày 9-12/8, lực lượng này đã bắt giữ 149 người với các tội danh như tụ tập trái phép, tấn công cảnh sát và cản trở người thi hành công vụ.
Trong phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 25/6, hàng nghìn người dân Palestine đã xuống đường biểu tình tại khu vực Bờ Tây và Dải Gaza nhằm phản đối việc khởi động kế hoạch hòa bình Trung Đông của chính quyền Washington.
Theo hãng tin AFP của Pháp, hai phóng viên của hãng tin này đã bị các lực lượng an ninh tại CH Trung Phi đánh đập và bắt giữ khi đang đưa tin về một cuộc biểu tình bị cấm của phe đối lập ở thủ đô Bangui.
Nhà chức trách Pháp ngày 7/5 cho biết 4 phụ nữ đã được trả tự do "an toàn" sau khi bị một đối tượng vị thành niên có vũ trang bắt làm con tin trong 5 giờ tại một quán bar ở ngoại vi thành phố Toulouse, miền Nam nước này.
Cảnh sát Pháp đã bắt giữ hơn 100 người biểu tình thuộc lực lượng “Áo vàng” tại thủ đô Paris ngày 20/4 khi hàng nghìn người lại xuống đường biểu tình trong tuần thứ 23 liên tiếp nhằm phản đối chính phủ.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tại cuộc họp báo chiều 18/3 đã công bố một số biện pháp nhằm tái lập an ninh trật tự, sau khi cảnh bạo lực và cướp phá bùng phát trở lại tại cuộc biểu tình lần thứ 18 của phong trào “Áo vàng” trên đại lộ Champ-Elysées, trung tâm Paris.
Tối 2/3, những người ủng hộ và phản đối Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đổ xuống đường, sau khi Tổng Chưởng lý Avichai Mandelblit tuyên bố sẽ truy tố tội danh tham nhũng đối với nhà lãnh đạo này.
Ngày 31/1, Bộ trưởng Nội vụ, tư pháp và hòa bình Venezuela Nestor Reverol thông báo lực lượng an ninh nước này đã bắt giữ một nhóm tội phạm được phe đối lập thuê nhằm tiến hành các vụ sát hại "có chọn lọc" như một phần trong cái gọi là "Chiến dịch Hiến pháp" hòng lật đổ chính quyền hợp hiến của Tổng thống Nicolas Maduro.