27/10/2021 14:56 GMT+7 | Bạn cần biết
(Thethaovanhoa.vn) - Với những tác động lớn từ đại dịch Covid-19 lên thực trạng bình đẳng giới tại Việt Nam, Unilever đã tổ chức hội thảo trực tuyến “Phụ nữ vươn lên thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19” nhằm thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ, chung tay cùng các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ phụ nữ vượt qua khó khăn và hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn là một vấn đề đáng chú ý trên toàn cầu. Đặc biệt với bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ đầu năm 2020 tới nay, phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các tác động kinh tế - xã hội của dịch bệnh. Theo số liệu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2020, đại dịch khiến cho công cuộc thu hẹp bất bình đẳng giới kéo dài thêm khoảng 36 năm.
Unilever Việt Nam đã phối hợp cùng Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Phụ nữ (UN Women), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đại sứ quán Vương quốc Anh, ngân hàng Standard Chartered và Facebook, tổ chức buổi hội thảo trực tuyến “Phụ nữ vươn lên thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19” với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về những tác động của đại dịch đến phụ nữ và trẻ em gái, chia sẻ những câu chuyện vượt khó của phụ nữ trong đại dịch. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn thông qua hội thảo truyền cảm hứng đến các tổ chức, doanh nghiệp có cùng tầm nhìn và mục tiêu để cùng chúng tôi chung tay thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em gái thông qua ba nhóm hành động cụ thể.
Một là, đào tạo, nâng cao năng lực về kinh doanh và phát triển kinh tế, tăng cường cơ hội việc làm cho phụ nữ, đặc biệt là khu vực nông thôn, bán thành thị, các tỉnh phía nam đang bị ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19; tạo điều kiện tối đa cho phụ nữ tại nơi làm việc.
Hai là, tăng tiếp cận tài chính cho phụ nữ giúp họ khởi động lại doanh nghiệp, cải thiện sinh kế, vay vốn thoát nghèo vượt qua các giai đoạn khó khăn nhất.
Ba là, tăng cường cơ hội truy cập nền tảng số cho phụ nữ.
Sống chung an toàn với Covid-19 là hướng đi tất yếu trên thế giới và Việt Nam. Trong thời điểm quyết định này, sự chung tay của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội để trao quyền cho phụ nữ chính là nguồn động lực mạnh mẽ, đồng hành cùng họ trên hành trình phục hồi kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao quyền năng phụ nữ là cam kết phát triển bền vững mà Unilever Việt Nam đã tiên phong thực hiện trong suốt nhiều năm qua và sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian sắp tới.
“Chúng tôi tham vọng sẽ trao quyền, trao cơ hội bình đẳng để phát triển đến 1 triệu phụ nữ Việt Nam trong vòng 5 năm tới với 3 trụ cột chính: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Nâng cao vị thế của phụ nữ tại nơi làm việc và phát triển sự nghiệp, và Loại bỏ những định kiến bất lợi làm cản trở sự tiến bộ của phụ nữ”, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam nhấn mạnh về mục tiêu và hành động cụ thể của công ty trong thời gian tới nhằm thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ.
Những nỗ lực này không chỉ giúp Unilever Việt Nam thực hiện cam kết xã hội về bình đẳng giới của Tập đoàn, cũng như đóng góp vào Mục tiêu Phát triển Bền vững số 5 (SDG 5) của Liên Hiệp Quốc, mà còn góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển bền vững khác mà công ty theo đuổi, như cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của mọi người, và nâng cao tiêu chuẩn sống.
PTTT
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất