Giá dầu thế giới phiên 3/3 rời mốc cao nhất trong một thập kỷ

04/03/2022 08:02 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Trong phiên giao dịch 3/3, giá dầu thế giới giảm 2%, sau khi vọt lên mức cao nhất trong khoảng một thập kỷ, giữa những kỳ vọng Mỹ và Iran sẽ sớm nhất trí về một thỏa thuận hạt nhân và gia tăng nguồn cung dầu cho thị trường toàn cầu.

Giá dầu thế giới nối dài đà tăng trong phiên 6/1

Giá dầu thế giới nối dài đà tăng trong phiên 6/1

Giá vàng thế giới tăng khoảng 2% trong phiên giao dịch 6/1, nối dài đà tăng trong chuỗi ngày đầu năm mới do tình hình bất ổn tại Kazakhstan- một thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu tại Libya.

Chốt phiên này, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 2,47 USD (2,2%) xuống 110,46 USD/thùng. Còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2,93 USD (2,6%) xuống 107,67 USD/thùng.

Hãng thông tấn Shana của Iran ngày 3/3 dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ nước này, ông Javad Owji cho biết công suất dầu mỏ của Iran có thể đạt mức tối đa chỉ khoảng 2 tháng sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân. Đàm phán khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân Iran đã diễn ra 10 tháng qua tại Vienna và các nhà ngoại giao tin rằng đàm phán đang ở giai đoạn kết thúc.

Trước đó, giá dầu Brent có lúc tăng lên 119,84 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 5/2012,  giá dầu WTI có lúc vọt lên 116,57 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 9/2008.

Chú thích ảnh
Người dân bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Thị trường dầu mỏ biến động mạnh, với giá dầu tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm do lo ngại về tình trạng gián đoạn xuất khẩu của Nga - quốc gia sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới và là nước xuất khẩu dầu lớn nhất ra thị trường toàn cầu

Phil Flynn, nhà phân tích của công ty tài chính Price Futures Group, có trụ sở tại Mỹ, nhận định cho biết thị trường “vàng đen” đang trong trạng thái tăng mạnh trước những quan ngại về tình hình căng thẳng Nga-Ukraine.

Ngày 2/3, Mỹ đã gia tăng các biện pháp trừng phạt, áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với Belarus. Các biện pháp trừng phạt mới cũng cấm xuất khẩu các công nghệ lọc dầu cụ thể, khiến việc hiện đại hóa các nhà máy lọc dầu của Nga trở nên đắt đỏ hơn.

Trong khi áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, Mỹ đã miễn trừ lĩnh vực xuất khẩu dầu và khí đốt của “xứ bạch dương” khi cân nhắc những tác động đối với thị trường dầu toàn cầu và giá năng lượng của Mỹ.

Dù vậy, giá dầu Brent đã tăng gần 25% kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo triển khai chiến dịch đặc biệt liên quan tới miền Đông Ukraine vào ngày 24/2. Mức chênh lệch trong sáu tháng của giá dầu Brent đạt mức cao kỷ lục hơn 21 USD/thùng, vấn đề cho thấy nguồn cung rất eo hẹp.

Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy (Na Uy) Jarand Rystad nhận định xuất khẩu dầu của Nga sẽ giảm 1 triệu thùng/ngày do tác động gián tiếp của các lệnh trừng phạt, theo đó, giá dầu sẽ tiếp tục tăng và có khả năng vượt trên 130 USD/thùng.

Trà My/TTXVN (Theo Reuters)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm