Bác sỹ mách 6 loại thuốc cần có trong nhà dịp Tết để phòng trường hợp khẩn cấp

18/01/2023 14:53 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Ngoài việc chuẩn bị lương thực, trang trí nhà cửa để đón Tết thì các gia đình cần trang bị thêm những vật dụng y tế, các loại thuốc dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp. Đặc biệt, những gia đình có em bé, người lớn tuổi hoặc người có các bệnh mạn tính càng phải chú trọng đến vấn đề sức khỏe ngày Tết. Vậy tủ thuốc gia đình cho ngày Tết cần trang bị những gì?

Tết Nguyên đán là khoảng thời gian nghỉ xả hơi sau một năm làm việc mệt nhọc. Tuy nhiên, cũng vào thời điểm này, mọi người lại có thói quen ăn uống vô độ, ngủ nghỉ không đúng giờ. Đặc biệt là tiêu thụ lượng lớn rượu, bia, nước ngọt dẫn đến cơ thể dễ mệt mỏi và mắc các chứng bệnh cấp tính.

Những bệnh lý dễ gặp vào ngày Tết

Bất kỳ bệnh lý nào cũng có thể tấn công bạn vào dịp Tết. Tuy nhiên, các bệnh lý sau phổ biến hơn do chế độ ăn uống hoặc ảnh hưởng từ lối sống, thời tiết những ngày đầu xuân.

- Rối loạn tiêu hoá: Vào dịp Tết, mọi người thường dung nạp nhiều thực phẩm. Hơn nữa, các món ăn ngày Tết thường giàu chất béo, chất đạm, bột đường, chua cay,… nên khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải và dẫn tới tình trạng rối loạn với các triệu chứng như đi ngoài, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng,…

- Đau dạ dày: Thói quen ăn uống không điều độ như ăn quá no hoặc để bụng quá đói, uống nhiều rượu,… vào ngày Tết làm tăng tiết dịch vị dạ dày, khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, từ đó dẫn tới viêm loét, trào ngược hoặc đau dạ dày.

Bác sỹ mách 6 loại thuốc cần có trong nhà dịp Tết để phòng trường hợp khẩn cấp - Ảnh 2.

Trẻ em và người già là những trường hợp dễ mắc bệnh tiêu hóa, hô hấp vào dịp Tết - Ảnh minh họa

- Bệnh về gan: Thức ăn giàu đạm, chất béo, rượu bia, bánh kẹo ngọt… vào ngày Tết là gánh nặng cho lá gan của bạn. Khi nạp một lượng lớn chất béo, đạm vào cơ thể, gan không kịp đào thải, làm cho lượng chất béo dư thừa tích tụ tại gan gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.

Ngoài ra, bánh kẹo, hoa quả sấy ngày Tết thường chứa fructose không kèm chất xơ nên khó tiêu hóa, gây quá tải cho gan.

Đặc biệt, với thói quen uống nhiều rượu vào dịp Tết, gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì khi rượu, bia đi vào cơ thể, cồn hấp thụ nhanh chóng qua máu, dạ dày và ruột. Chỉ có 10% lượng cồn đào thải qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Còn 90% còn lại đi thẳng qua gan, từ đó sẽ gây tổn thương và tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan.

- Tăng huyết áp và đái tháo đường: Đây là bệnh thuộc nhóm rối loạn chuyển hóa nên chế độ ăn uống và lối sống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh. Những món ăn ngày Tết như dưa muối, bánh kẹo ngọt, rượu bia, đồ uống có ga,… đều có thể gây tăng huyết áp và chỉ số đường huyết ở người tiểu đường.

- Cảm cúm, cảm lạnh: Đây là bệnh hô hấp xảy ra quanh năm, đặc biệt vào ngày Tết, việc đi lại, chúc Tết làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Các triệu chứng phổ biến của bệnh như sốt nhẹ, nghẹt mũi, sổ mũi, ớn lạnh, đau đầu, đau nhức cơ thể,…

Vật dụng y tế cần có cho tủ thuốc gia đình cho ngày Tết

Theo BSCKI. Dương Ngọc Vân - Bệnh viện Đa khoa Medlatec, trong những trường hợp sức khỏe có biểu hiện bất thường, bạn cần sử dụng một vài vật dụng y tế nhằm xác định chính xác vấn đề người bệnh mắc phải. Nhờ đó, bạn có thể thực hiện một vài bước sơ cứu đơn giản cho người bệnh nhằm giảm bớt những rủi ro không đáng có.

Bông, băng gạc, keo y tế

Bông, băng gạc, keo y tế là một trong những vật dụng y tế cơ bản nhất mà gia đình nào cũng cần phải trang bị. Bởi lẽ, các trường hợp xước da, chảy máu đều cần phải sử dụng chúng để sơ cứu cho vết thương. Thông thường, với những vết thương trên da, bạn cần sử dụng dung dịch y tế để khử trùng, sát khuẩn và băng bó vết thương bằng băng gạc.

Cặp đo nhiệt độ

Một trong những dụng cụ y tế không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình chính là cặp đo nhiệt độ. Khi nhận thấy người trong nhà có triệu chứng sốt, bạn nên sử dụng cặp đo nhiệt độ để chẩn đoán chính xác nhiệt độ cơ thể. Việc theo dõi nhiệt độ người ốm là rất cần thiết vì những trường hợp sốt cao có thể dẫn đến co giật nếu không được phát hiện sớm và sử dụng thuốc kịp thời, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cặp nhiệt độ y tế gồm có hai loại là cặp nhiệt độ điện tử và cặp nhiệt độ thủy ngân.

Bác sỹ mách 6 loại thuốc cần có trong nhà dịp Tết để phòng trường hợp khẩn cấp - Ảnh 3.

Chuẩn bị thuốc và các vật dụng y tế là điều không thể thiếu trong mỗi dịp Tết

Túi chườm nóng - lạnh

Túi chườm nóng - lạnh luôn phải được trang bị sẵn trong tủ thuốc gia đình cho ngày Tết vì chúng có tác dụng làm thuyên giảm cho bệnh nhân bị sốt, sưng hoặc đau. Đối với túi chườm nóng, bạn có thể sử dụng chúng khi bị đau vai, đau cơ, đau bụng, đau dây thần kinh, đau lưng,... Đối với túi chườm lạnh, bạn có thể sử dụng để chườm cho người bệnh khi có triệu chứng sốt cao.

Máy đo huyết áp

Máy đo huyết áp có công dụng xác định tần số huyết áp, nhịp tim của cơ thể, nhờ đó bạn có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát chỉ số này. Đặc biệt, những gia đình có người mắc bệnh huyết áp, những bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc có người lớn tuổi thì cần phải trang bị sẵn dụng cụ y tế này để phòng ngừa những trường hợp khẩn cấp.

Những loại thuốc cần chuẩn bị trong tủ thuốc gia đình

Vào dịp Tết, ngoài chuẩn bị dụng cụ y tế thì các gia đình nên trang bị thêm một vài loại thuốc cơ bản để dự phòng cho những trường hợp cần thiết. Vậy tủ thuốc gia đình cho ngày Tết cần trang bị những loại thuốc nào?

Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa

Việc ăn uống không khoa học, dung nạp cho cơ thể nhiều thực phẩm quá giàu chất béo, chất đạm nhưng thiếu chất xơ và khoáng chất có thể khiến bạn gặp phải tình trạng táo bón. Ngoài ra, nhiều quán ăn lợi dụng ngày Tết để kinh doanh nhưng không quan tâm đến chất lượng thức ăn, sử dụng hàng hóa cũ, chứa nhiều chất bảo quản… dễ gây rối loạn tiêu hóa. Thông thường bệnh nhân mắc phải tình trạng này sẽ có những biểu hiện như nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu,... cần chuyển bị thuốc cầm đi ngoài.

Tình trạng nôn ói và tiêu chảy thường khiến cơ thể mất rất nhiều nước nên bạn cần chuẩn bị sẵn dung dịch bù nước trong tủ thuốc gia đình. Đối với tình trạng táo bón, bạn cần chuẩn bị thuốc bơm Glycerin (sử dụng bằng cách bơm vào hậu môn) để làm mềm phân, bôi trơn và dễ đi ngoài. Với những gia đình có em bé cần trang bị thêm men vi sinh để ổn định hệ vi khuẩn đường ruột, điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Bác sỹ mách 6 loại thuốc cần có trong nhà dịp Tết để phòng trường hợp khẩn cấp - Ảnh 4.

Thuốc cảm cúm, hạ sốt

Thuốc hạ sốt là một trong số những loại thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ba mẹ nên tìm hiểu kỹ lưỡng thành phần và chỉ định của mỗi loại thuốc để sử dụng an toàn cho con trẻ. Hiện nay, loại thuốc hạ sốt được nhiều người tin dùng nhất là Paracetamol. Với sự đa dạng về cách dùng, ba mẹ dễ dàng lựa chọn cho con loại thuốc phù hợp nhất. Cụ thể thuốc có những dạng như viên uống, gói bột và viên đặt hậu môn.

Nước muối sinh lý, thuốc sát khuẩn

Nước muối sinh lý có thể sử dụng cho nhiều trường hợp như vệ sinh mũi, mắt khi tiếp xúc nhiều với bụi bẩn. Ngoài ra, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hằng ngày cũng giúp vệ sinh răng miệng. Với những trường hợp sây sát da, vết thương hở ngoài da bạn nên sử dụng thuốc sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương trước khi dùng thuốc và băng bó. Một số loại dung dịch sát khuẩn thường được sử dụng phổ biến như cồn Ethanol 70 độ, Oxi già,...

Miếng dán Salonpas

Miếng dán Salonpas có công dụng giảm đau cho vùng cơ, xương bị tổn thương, chẳng hạn như những trường hợp bị bong gân, đau vai cổ, đau lưng, viêm khớp, các vết bầm tím,,... Ngoài ra, miếng dán này còn được sử dụng cho những trường hợp đau đầu ở vùng thái dương.

Thuốc chống dị ứng

Các nhóm thuốc chống dị ứng, giảm bớt các triệu chứng dị ứng như nghẹt mũi, sổ mũi có thể được sử dụng như: Thuốc kháng histamin, Thuốc thông mũi, Thuốc chống dị ứng kết hợp, Thuốc xịt mũi kháng cholinergic, Corticosteroid, Thuốc kháng Leukotriene,...

Bác sỹ mách 6 loại thuốc cần có trong nhà dịp Tết để phòng trường hợp khẩn cấp - Ảnh 5.

Hãy phòng tránh cho các trường hợp khẩn cấp bằng cách chuẩn bị thuốc dự trữ trong nhà vào dịp Tết

Thuốc điều trị bệnh mạn tính

Những người bị gout, tăng huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn,... nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc điều trị do bác sĩ chỉ định. Người bị huyết áp cao, tiểu đường cần chú trọng hơn, tránh món ăn giàu năng lượng, chất béo...

Ngoài ra, trong dịp Tết, mọi người nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.

Thuốc dạ dày

Nhiều người lạm dụng rượu bia, ăn uống không khoa học dẫn đến đau dạ dày. Ngoài duy trì chế độ ăn, giảm căng thẳng, bạn có thể sử dụng thuốc hỗ trợ để giảm đau như Esomeprazole 40mg, giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua, đau dạ dày. Mỗi lần uống một viên, ngày một lần.

Nếu tình trạng không cải thiện, bạn nên đi kiểm tra để kê đơn thuốc phù hợp hơn.

Bị côn trùng chích mấy tuần không lành, ông bố 3 con đi khám phát hiện mắc ung thư máu

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm