Trong lớp học, các học viên sẽ được dạy cách trở thành người chồng, người cha tốt thông qua loạt hoạt động như trải nghiệm cảm giác đau đớn khi sinh, cách chăm con hay chống bạo lực gia đình.
5 chữ "làm người" và "làm nên chuyện" ngắn nhưng đã tóm gọn mục đích sống của nhiều người. Trước tiên, ai ai cũng cần học cách "làm người", rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách và sống sao cho vẹn toàn. Sau đó họ mới có thể "làm nên chuyện". Bởi cách đối nhân xử thế có thể ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp và cuộc sống sau này.
8 điều cần rèn luyện để "làm người"
1 - Hãy là người hiếu thảo. Lòng hiếu thảo với cha mẹ là nghĩa vụ hàng đầu của con cái, là đạo lý làm người cơ bản. Con cái không thể sống thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹà. Vì vậy, khi cha mẹ ngày một có tuổi, con cái cần thể hiện sự hiếu thuận, đền ơn đáp nghĩa cho cha mẹ và những gì bậc sinh thành đã làm.
2 - Hãy là người tử tế. Một trong những món quà lớn nhất mà chúng ta có thể trao cho người khác là lòng tốt. Cho dù là nhường chỗ ngồi cho người khác, nhắc người tham gia giao thông gạt chân chống hay nhặt đồ giúp ai đó, sự tử tế luôn đem lại niềm hạnh phúc. Sự tể tế giúp con người cảm thấy thanh thản, vui tươi khi làm việc tốt. Đồng thời sự tử tế cũng giúp tăng thiện cảm, kính trọng từ những người xung quanh.
Lòng tốt thực sự nằm ở hành động cho đi mà không mong đợi nhận lại thứ gì đó. Ảnh: Happier Human.
3 - Trở thành người đáng tin cậy. Người đáng tin cậy giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Họ là người truyền cảm hứng và có ảnh hưởng tốt đến cuộc sống của người khác, có tinh thần cũng như ý thức trách nhiệm cao. Người đáng tin cậy biết coi trọng niềm tin của mọi người đối với mình, giữ lời hứa và có khả năng tiến xa trong sự nghiệp cũng như cuộc sống.
4 - Làm người biết bao dung. Sự bao dung chính là mở rộng lòng mình và chấp nhận, bỏ qua những thiếu sót, sai lầm của người khác mà không oán trách. Lòng khoan dung thực sự đòi hỏi tư duy cởi mở, tôn trọng và cảm thông. Lòng khoan dung giúp con người có thể chung sống hòa bình với nhau, cơ sở cho một xã hội công bằng.
5 - Luôn trung thực. Trung thực là đạo đức giá trị giữa thế giới đầy rẫy lời hứa hão huyền. Càng thành thật, con người càng dễ nhận được sự tin cậy. Khi sống trung thực, con người chắc chắn sẽ nhận được nhiều điều tích cực và hạnh phúc xung quanh. Từ đó, nhiều mối quan hệ tốt và thân thiết được hình thành, có thể giúp ích cho công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
6 - Biết cách khiêm tốn. Cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela từng nói: "Điều đầu tiên là trung thực với chính mình. Bạn không bao giờ có thể tác động đến xã hội nếu không thay đổi bản thân. Những người tạo hòa bình vĩ đại đều là những người liêm chính, trung thực nhưng khiêm tốn". Sự khiêm tốn giúp một người mở rộng lòng trắc ẩn và đồng cảm hơn với người khác. Đồng thời phẩm chất này cũng giúp một người tự nhận thức về bản thân và trưởng thành từ những thành công cũng như vấp ngã.
7 - Có tính kiên trì. Người kiên trì không dễ dàng từ bỏ trước nghịch cảnh, sẵn sàng đối mặt với thử thách để vươn lên khỏi khó khăn. Họ có tinh thần theo đuổi đến cùng, làm bất cứ việc gì cũng phải có lòng quyết tâm, nhẫn nại. Đây chính là chìa khóa thành công trong cuộc sống và sự nghiệp, như câu tục ngữ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
Năng lượng tích cực giúp mọi người tự tin khám phá giới hạn bản thân, dám dấn thân và biến giấc mơ thành sự thật. Ảnh: Mayo Clinic Health System.
8 - Nhìn ra sự tích cực và lạc quan. Các nhà khoa học đã dành nhiều năm để nghiên cứu về những người có suy nghĩ tích cực. Thái độ lạc quan giúp con người hạnh phúc, thành công và khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra, cái nhìn lạc quan giúp mọi người có khả năng chống lại căng thẳng và trầm cảm. Dù gặp phải tình huống tồi tệ, người lạc quan luôn nhìn vào phương diện tích cực, nhanh chóng rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân, từ đó dần tiến tới thành công.
Ngoài 8 điều nên làm này, mọi người cần lưu tâm thêm "7 đừng" để cuộc sống thêm nhiều niềm vui, tràn ngập hạnh phúc. Đó là đừng kiêu ngạo, vô ơn, hứa hẹn một cách mù quáng, áp đặt, giễu cợt và làm tổn thương người khác, mất bình tĩnh, nói mà không suy nghĩ.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp đã tổ chức các cuộc họp báo tại thủ đô Athens và thành phố Thessaloniki với sự tham dự của phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí hàng đầu của Hy Lạp.
Các hiện tượng thời tiết bất thường như nắng nóng kỷ lục và hạn hán nghiêm trọng đang xuất hiện ngày càng dày đặc trên khắp các châu lục, phản ánh rõ tình trạng ấm lên toàn cầu và những tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu đối với các hệ sinh thái và đời sống con người.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định rõ: Các cơ sở giáo dục cần lập kế hoạch ôn tập văn hóa, bồi dưỡng kiến thức cho những học sinh yếu, kém; tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng; chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Ngày 21/5, thông tin từ Bệnh viện Thanh Nhàn (Sở Y tế Hà Nội), trong 2 tuần đầu tháng 5, bệnh viện ghi nhận sự gia tăng ca mắc các bệnh truyền nhiễm, bao gồm sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
Phóng viên TTXVN tại Israel dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên báo Jerusalem Post cho biết đi bộ trên 7.000 bước/ngày có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tới 16%.
Nằm trong sáng kiến DANAFF's Talent tại Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần Ba (DANAFF III), "Vườn ươm dự án" đã chọn được danh sách 14 dự án phim triển vọng để tranh giải Dự án xuất sắc nhất.
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Chiều 21/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trump International Hung Yen).