08/02/2017 11:23 GMT+7 | Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) - Kính áp tròng (contact lens) được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ bởi đây là bí quyết để có đôi mắt to, đẹp long lanh, có thể thay đổi màu mắt tạo ấn tượng với đối phương. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng kính áp tròng có thể người dùng sẽ gặp phải những bệnh về mắt, thậm chí gây mù lòa.
Theo Bệnh viện mắt Trung ương (Bộ Y tế): Hiện nay, kính áp tròng được bán rất nhiều trên thị trường, người dùng mua được dễ dàng nhưng chất lượng và nguồn gốc các loại kính này thường không rõ ràng, dễ gây hại cho mắt. Đặc biệt, ký sinh trùng Acanthamoeba là kẻ thù tiềm ẩn đối với những người sử dụng kính áp tròng.
Theo các chuyên gia, loại ký sinh trùng đơn bào bé nhỏ này thường được tìm thấy trong nước máy, bụi và bể bơi. Chúng có thể tự vỗ béo bằng cách ăn những vi khuẩn tồn tại trong mắt kính áp tròng bị nhiễm bẩn. Khi các kính áp tròng nhiễm ký sinh trùng được đặt vào mắt người, Acanthamoeba bắt đầu ăn mòn giác mạc, lớp ngoài cùng của nhãn cầu và sinh sôi, nảy nở. Hậu quả là mắt ngứa rát, chảy nước mắt sống, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phù mí và đau mắt.
Đeo kính áp tròng không rõ nguồn gốc có nguy cơ gây mù. Ảnh: Internet
Ai cũng có thể bị loại ký sinh trùng này tấn công nhưng nguy cơ ở người đeo kính áp tròng cao hơn. Nếu thấy nhóm triệu chứng gồm đau mắt, tấy đỏ, mắt nhạy cảm với ánh sáng và nhìn mờ thì người dân phải đến ngay cơ sở nhãn khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương nêu rõ: Đôi mắt rất nhạy cảm, vì vậy nếu lạm dụng đeo kính áp tròng, nhất là những loại nguồn gốc không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo; vệ sinh kính, đeo kính không đúng cách sẽ gây ra những vấn đề về mắt.
Nếu đeo kính áp tròng thường xuyên sẽ làm mắt thiếu oxy, dẫn đến khô mắt, đau mắt, nghiêm trọng hơn sẽ gây loét giác mạc, thậm chí mù lòa. Bề mặt kính áp tròng chứa nhiều vi khuẩn, khi đeo kính vào mắt sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào mắt dẫn đến viêm nhiễm.
Dung dịch rửa kính và hộp ngâm kính nếu khôn g dùng đúng cách cũng sẽ bị nhiễm khuẩn, vì vậy khi ngâm rửa kính áp tròng trong dung dịch này sẽ là cầu nối để ký sinh trùng tấn công mắt. Riêng đối với k ính áp tròng có màu sẽ làm giảm tầm nhìn của mắt, mắt nhìn không rõ, gây nhức mỏi.
Đồng thời, kính áp tròng còn làm giảm cảm giác ở giác mạc, dễ gây loét giác mạc nếu đeo thường xuyên. Bên cạnh đó còn m ột số nguy cơ khác như : viêm kết mạc, sưng, dị ứng, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng…
Bệnh viện Mắt Trung ương khuyến cáo: Để hạn chế tác hại từ việc đeo kính áp tròng, người dân cần chọn kính có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, tốt nhất là chọn sản phẩm có giấy chứng nhận của Bộ Y tế. Người dùng có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa mắt để có cách sử dụng, bảo quản kính áp tròng đúng cách.
Người dân nên sử dụng dung dịch rửa kính chất lượng, không nên tự chế hay dùng các loại nước chưa tiệt trùng như nước cất, nước muối, nước máy ...; luôn rửa sạch tay trước khi đeo kính; sử dụng thuốc nhỏ mắt khi đeo kính áp tròng để mắt không bị khô.
Đặc biệt, người dân không được để kính áp tròng tiếp xúc với nước bọt hay để vào miệng vì vi khuẩn trong nước bọt sẽ thâm nhập vào mắt; không đeo kính áp tròng khi trời mưa, đi bơi, đi lặn, đi ngủ; không nên đeo kính áp tròng cả ngày. Khi mắt bị viêm nhiễm, người dân tuyệt đối không tiếp tục sử dụng kính áp tròng ...
TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất