Xây dựng phương án khai quật khẩn cấp tàu chứa cổ vật tại Quảng Ngãi

14/09/2012 07:22 GMT+7 | Văn hoá

Bất ngờ phát hiện dưới biển một chiếc tàu cổ, bên trong chứa toàn cổ vật, vùng biển thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) bỗng… dậy sóng. Ghe thuyền, người đông kịt vây quanh khu vực biển phát hiện chiếc tàu cổ bị đắm để khai thác cổ vật. Phút chốc, biển Châu Thuận trở thành một công trường trên biển.

Ồ ạt khai thác

Ngày 8.9, trong lúc lặn biển, một số ngư dân xãBình Châu vô tình phát hiện nhiều mảnh vỡ bằng gốm sứ rất cổ nằm dưới cát. Nghi ngờ phía dưới có nhiều đồ cổ nên ngư dân lặn đào lớp cát tìm kiếm thì phát hiện vô vàn những cổ vật gồm chén, bát, dĩa… đủ loại lớn nhỏ. Số cổ vật này nằm trong một con tàu cổ bị đắm vùi lấp hàng trăm năm dưới cát. Tức tốc, thông tin lan truyền nhanh chóng.


Bộ đội Biên phòng thu giữ cổ vật do ngư dân trục vớt

Hàng trăm người dân đổ xô tới lặn tìm, bất chấp sự can ngăn của lực lượng chức năng. Máy hút cát, ghe thuyền từ nhiều nơi đổ dồn về đây khai thác, tìm cổ vật. Mặc sức cho nước biển quanh khu vực bị khuấy đục, hàng trăm con người vẫn cố sức lặn ngụp, chen lấn nhau tranh lấy cổ vật, xảy ra xô xát, đập bể cổ vật lẫn nhau.

Qua 4 ngày tích cực ngăn cản, tình hình dân ồ ạt vào điểm con tàu cổ bị đắm khai thác cổ vật mới tạm thời được vãn hồi. Tuy nhiên, rất nhiều cổ vật đãbị người dân khai thác được đưa lên bờ đem đi cất giấu.

Theo tiết lộ của một số người dân địa phương thì có một chủ tàu ở xóm Gành Cả, thôn Châu Thuận – chiếc tàu đầu tiên phát hiện tàu cổ đã“rinh” cổ vật đem đi cất giấu với số lượng lớn, không dưới 2 tỷ đồng. Những người ra khai thác sau, người thu được cổ vật ít nhất cũng được vài chục triệu đồng. Đã có một số người sau khi khai thác được cổ vật đã mang đem bán cho những người đến thu mua đồ cổ thu về hàng trăm triệu đồng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì các đồ vật trên chiếc tàu cổ này làmột trong những chiếc tàu chứa đồ cổ có giá trị nhất từ trước đến nay được những thợ lặn tìm đồ cổ phát hiện trên vùng biển Quảng Ngãi. Điển hình như loại dĩa cổ tròn loại lớn có giá lên tới 60 triệu đồng/dĩa khi bán cho người thu mua đồ cổ, các loại bát lớn nhỏ đều có giá dao động từ vài triệu, có loại lên đến từ 20 triệu đến 40 triệu đồng.

Bộ VHTTDL: Khẩn trương xây dựng phương án khai quật khẩn cấp

Trước diễn biến của vụ việc, chiều qua 11.9, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái đã ký văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phối hợp xử lý tàu đắm tại Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Theo đó, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh một số vấn đề sau: Tiếp tục tăng cường các biện pháp bảo vệ khu vực phát hiện tàu đắm, ngăn chặn mọi hành vi trục vớt cổ vật trái phép; có biện pháp thu hồi cổ vật, tuyên truyền vận động nhân dân giao nộp cổ vật đã bị trục vớt trái phép; Khẩn trương chỉ đạo Sở VHTTDL phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng phương án, kinh phí và các thủ tục cần thiết cho việc khai quật khẩn cấp.

Kinh phí cho công tác khai quật khảo cổ lấy từ ngân sách địa phương. Bộ VHTTDL sẽ cử chuyên gia giám định cổ vật và cơ quan liên quan để giám định và hướng dẫn xử lý các công việc tiếp theo.

P.V

Nơi phát hiện chiếc tàu cổ bị đắm chỉ cách bờ biển thôn Châu Thuận 40m vànằm ở độ sâu gần 3m. Con tàu này dài khoảng 20m. Một số người sau khi lặn lấy cổ vật dưới tàu đắm nói rằng, còn vô số cổ vật có giá trị nằm bên trong tàu. Từ khi phát hiện tàu cổ, hầu như ngư dân địa phương này không đi biển màquẩn quanh ven bờ chờ cơ hội ra tiếp tục khai thác. Công an, Biên phòng phải huy động lực lượng túc trực ngoài biển, trong bờ quanh khu vực tàu cổ bị đắm thâu đêm để bảo vệ cổ vật.

Ông Nguyễn Quốc Vương, Chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn cho biết, địa phương đã thông báo và vận động người dân giao nộp cổ vật đã lấy được và chấm dứt tình trạng ra khai thác cổ vật trái phép. Tuy nhiên, ghi nhận đến chiều 11.9, chưa một người dân nào chịu mang những cổ vật đã lấy ra giao lại cho cơ quan chức năng.

Hiện tại, sau 4 ngày kiểm soát, lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ tàu cổ cũng chỉ mới thu giữ được chừng 35 món đồ cổ thu giữ được từ những người dân sau khi lặn lấy được cổ vật chuyển vào bờ hoặc đưa lên cất giấu trên tàu.

Để ngăn chặn việc những người thu mua đồ cổ vàngười dân “tuồn” đổ cổ ra khỏi địa bàn xã Bình Châu, lực lượng làm nhiệm vụ đãcảnh giới cao độ, túc trực tại các tuyến đường ra vào địa phương để lục soát, kiểm tra các đối tượng khả nghi. Tuy nhiên, vẫn chưa phát hiện được trường hợp nào.

Triển khai bảo vệ khu vực có di sản văn hóa dưới nước

Trong ngày hôm qua 11.9, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản hỏa tốc báo cáo việc phát hiện cổ vật di sản văn hóa dưới nước tại vùng biển Vũng Tàu (thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi).

Theo văn bản, để bảo vệ hiện trường, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã kịp thời chỉ đạo cho lực lượng Công an, Biên phòng kiểm tra các tổchức, cá nhân khai thác, trục vớt trái phép, tàng trữ các cổ vật trục vớt trái phép tại vùng biển Vũng Tàu, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn; lập kế hoạch triển khai bảo vệ khu vực có di sản văn hóa dưới nước; chỉ đạo và huy động lực lượng Công an, Biên phòng và UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tổ chức bảo vệ an toàn trật tự khu vực có di sản văn hóa dưới nước được phát hiện; đồng thời tuyên truyền, vận động ngư dân không tiếp tục khai thác, trục vớt trái phép và đưa tàu thuyền ra khỏi vị trí tàu đắm tại vùng biển Vũng Tàu, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn.
 

Căn cứ vào vị trí phân bố, tầm quan trọng và giá trị về mặt lịch sử, văn hóa của các cổ vật được trục vớt tại con tàu đắm tại vùng biển Vũng Tàu, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn; UBND tỉnh Quảng Ngãi báo cáo Bộ VHTTDL về việc phát hiện, khoanh vùng, bảo vệ nguyên trạng di sản văn hóa dưới nước. Đồng thời, để sớm tiến hành trục vớt các cổ vật, UBND tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Bộ VHTTDL:

1. Hiện nay, UBND tỉnh đã giao Sở VHTTDL lập phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chìm theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30.10.2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam.

Kính đề nghị Bộ VHTTDL chấp thuận việc UBND tỉnh Quảng Ngãi thực hiện cấp giấy phép khai quật khẩn cấp và phê duyệt Phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chìm theo quy định tại Khoản 19, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18.6.2009 (sửa đổi Điều 38 của Luật Di sản văn hóa ngày 29.6.2001), không áp dụng quy định tại Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30.10.2009 của Chính phủ vì các lý do: địa điểm khai quật cổ vật đang bị hủy hoại, do sự tranh giành, trục vớt trái phép cổ vật của một số ngư dân nên dễ dẫn đến nguy cơ các cổ vật bị hủy hoại, mất mát nếu không kịp thời trục vớt; đồng thời, thời tiết tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi được dự báo diễn biến xấu, không bảo đảm cho công tác bảo vệ cổ vật và nguy cơ một số ngư dân bất chấp điều kiện thời tiết, tiếp tục việc khai thác trục vớt cổ vật trái phép.

2. Kính đề nghị Bộ VHTTDL cử lãnh đạo các Cục, Vụ liên quan thuộc Bộ, lãnh đạo Hội đồng giám định cổ vật quốc gia và các chuyên gia trong lĩnh vực khảo cổ di sản văn hóa dưới nước hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi trong quá trình khai quật, trục vớt tài sản bị chìm tại vùng biển Vũng Tàu, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Đồng thời hỗ trợ tỉnh trong quá trình giám định, đánh giá về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và kinh tế của di sản văn hóa dưới nước; thực hiện thống kê, phân loại di sản văn hóa dưới nước đã được giám định, đánh giá.

3. Kính đề nghị Bộ VHTTDL hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần knh phí thực hiện Phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chìm.

UBND tỉnh Quảng Ngãi kính báo cáo và đề nghị Bộ VHTTDL sớm có ý kiến chỉ đạo trước ngày 14.9.2012.

Thực hiện theo Luật Di sản văn hoá

Tại cuộc họp bàn biện pháp triển khai công tác quản lý, bảo vệ và trục vớt cổ vật chìm đắm dưới biển, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Quang Thích nhấn mạnh, việc bảo vệ cổ vật và đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương là nhiệm vụ cấp thiết nên các Sở, ngành triển khai các biện pháp bảo vệ khu vực cổ vật và có văn bản khẩn cho Bộ VHTTDL đề nghị cho UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp phép trục vớt khẩn cấp cổ vật theo Điều 38 Luật Di sản văn hóa.

Sở VHTTDL khẳng định, tại Điều 6 Luật Di sản văn hoá qui định: Mọi di sản văn hoá ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu Nhà nước. Cũng theo Điều 41 của Luật: Mọi di vật, cổ vật thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạm nhập vào bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

Trong khi đó, theo Điều 70 của Bộ luật Dân sự: người nào phát hiện được di sản văn hoá mà không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt hoặc có hành vi gây hư hại, huỷ hoại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; di sản văn hoá đó bị Nhà nước thu hồi.


Theo Báo Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm