Thanh Hóa thành lập Hiệp hội tre luồng để quảng bá hình ảnh, tiềm năng tre luồng xứ Thanh

22/07/2019 09:22 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - UBND tỉnh vừa ký ban hành Quyết định số 2869/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Hiệp hội tre luồng tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa: Phát triển du lịch trải nghiệm và cộng đồng cũng cần phải dựa vào dân, do dân

Thanh Hóa: Phát triển du lịch trải nghiệm và cộng đồng cũng cần phải dựa vào dân, do dân

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa vào dân và do dân tự làm, hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện cho người dân tham gia trực tiếp vào quá trình bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường du lịch sinh thái, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Theo đó, Hiệp hội tre luồng tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; chịu sự quản lý nhà nước của Sở Công Thương Thanh Hóa và các sở, ngành có liên quan về lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; Hiệp hội tự bảo đảm kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.

Chú thích ảnh
Công viên sinh thái Tre luồng đầu tiên tại Thanh Hóa

Thanh Hóa có 152.659 ha tre, luồng phân bố chủ yếu ở 11 huyện phía Tây của tỉnh. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh này, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ phát triển bền vững vùng nguyên liệu, tổ chức những đoàn công tác thăm, khảo sát công nghệ chế biến tre luồng tại các tỉnh trong nước và tại các nước Trung Quốc, Hàn Quốc.

Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế biến tre luồng. Qua đó, trên địa bàn tỉnh đã có 126 cơ sở chế biến sản phẩm từ tre, luồng, trong đó có 9 HTX, 17 công ty trong nước, 1 công ty nước ngoài và 99 hộ kinh doanh cá thể, với các sản phẩm chủ yếu như vật liệu xây dựng, làm ván ép, ván dăm, làm tăm mành, đũa, đồ trang trí mỹ nghệ, nguyên liệu sản xuất giấy…

Giá trị sản xuất hàng hóa từ tre, luồng hằng năm đạt khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó, công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn là 1 trong những doanh nghiệp tiên phong trong công tác đa dạng hóa sản phẩm, phát huy tiềm năng, giá trị kinh tế cho tre luồng xứ Thanh với 2 dự án là Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam, dự án tre ép công nghiệp, với công suất 100.000 m3/năm…

Việc thành lập Hiệp hội tre luồng tỉnh Thanh Hóa là cơ hội để quảng bá hình ảnh, tiềm năng tre luồng xứ Thanh; thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến tre luồng của địa phương.

Phạm Huy

 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm