(TT&VH) - Trong nhiều thế kỷ, người Nhật vẫn thường khoác lên người những bộ kimono đẹp đẽ do những người thợ thủ công khéo tay và phải mất nhiều công sức tạo nên. Nhưng Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với một vấn đề mà họ chưa từng nghĩ sẽ lâm phải: chẳng còn người thợ nào đủ kỹ năng để chế tác bộ trang phục đã gắn chặt với văn hóa của đất nước mặt trời mọc.
Yasutaka Komiya, một người thợ làm kimono 84 tuổi, ngồi bệt trên nền nhà, tay phẩy nhẹ lên những miếng lụa nhiều màu sắc nằm bên cạnh ông. “Tôi đã bắt đầu học cách nhuộm vải kimono như thế này từ khi mới 12 tuổi” - ông nói - “Cách đây vài trăm năm, có hàng ngàn người làm nghề giống tôi. Nhưng ngày nay chúng tôi là một trong ba gia đình duy nhất ở Nhật Bản có khả năng nhuộm vải kimono”.
Nguy cơ thất truyền các kỹ năng
Ngành sản xuất kimono, vốn cho ra những chiếc áo gắn bó lâu dài nhất với các biểu tượng văn hóa Nhật Bản, hiện đang lâm vào khủng hoảng. Từng là món đồ được ưa thích của các samurai, người quý tộc và cả dân lao động, kimono giờ ít khi được thanh nhiên Nhật mặc bởi họ thích đồ Âu hơn.
Ngay cả các sự kiện trang trọng chính thức cần tới kimono, người Nhật cũng không dùng trang phục thủ công mà sử dụng những bộ quần áo làm bằng máy móc công nghiệp, vốn có giá rẻ hơn nhiều đồ thủ công, có giá dao động từ 180.000 yen tới 1 triệu yen (2.240 USD - 12.400 USD).
Hoạt động sản xuất những chiếc kimono thủ công mang màu sắc tuyệt đẹp đang có nguy cơ biến mất khỏi Nhật Bản
Cùng với việc kimono trở thành món đồ không hợp thời trang, số công ty sản xuất chúng cũng thu hẹp lại, từ 217 trước kia xuống còn 24 công ty chỉ trong vòng có 30 năm. Ngay tại Kyoto, trung tâm văn hóa truyền thống của Nhật Bản, giờ cũng chỉ còn có 64 nghệ nhân chế tác kimono.
Nhiều nhân vật lãnh đạo trong làng sản xuất kimono truyền thống đã lên tiếng cảnh báo rằng trong vòng một thập kỷ tới, nghệ thuật sản xuất kimono, vốn được xem là đỉnh cao trong di sản văn hóa Nhật Bản, sẽ chết theo thế hệ nghệ nhân cuối cùng. Đây là những con người đã dành cả đời rèn giũa những kỹ năng do cha ông họ truyền dạy và giờ đều đã ở tuổi xế bóng.
Soichi Sajiki là một trong các nghệ nhân ấy. Cả gia đình ông đã làm vải kimono trong vòng 200 năm. Tuy nhiên theo ông, ngành công nghiệp kimono hiện đang bị đe dọa. “Chúng tôi đang vất vả vật lộn để tìm cách truyền những kỹ năng giá trị của mình cho thế hệ tiếp theo. Từ những kén tằm cho tới sản phẩm vải lụa cuối cùng cần tới 1.000 quy trình khác nhau, mỗi quy trình đó phải được thực hiện bởi một nghệ nhân khác nhau. Phải mất tới 40 năm để làm chủ một kỹ năng như vậy” - Sajiki nói - “Phần lớn các nghệ nhân ngày nay đã hơn 80 tuổi và trong vòng 10 năm tiếp theo, nhiều người sẽ nằm xuống. Chúng ta đang ở trong tình thế nguy hiểm, rất dễ mất đi các kỹ thuật chế tác kimono đã có hàng ngàn năm tuổi”.
Một sản phẩm công phu và tỉ mỉ
Kimono là sản phẩm kết tụ nhiều tinh hoa của người thợ thủ công Nhật Bản. Kimono thường được làm từ một mảnh vải lớn với chiều dài 12 - 13m và rộng 36 - 40cm. Cả mảnh vải sẽ được cắt làm 8 phần và sử dụng hết. Theo truyền thống, các loại kimono đều được may bằng tay. Về sau này người ta có sử dụng máy móc khi may kimono nhưng rất nhiều chi tiết vẫn phải sử dụng tới bàn tay con người.
Mỗi chiếc kimono thường được xem là một tác phẩm nghệ thuật do các họa tiết, các lớp vải được lựa chọn và phối hợp giữa các màu sắc rất sinh động, bắt mắt. Để các mảnh vải mang màu sắc đẹp đẽ, thợ thủ công sử dụng 1 trong 2 kỹ thuật: Vải được dệt từ các sợi chỉ có màu sắc khác nhau hoặc vải dệt được nhuộm màu.
Một ví dụ về loại vải dệt bằng chỉ màu là oshima - tsumugi. Nó được sản xuất trên đảo Amami - Oshima ở phía Nam Kyushu. Loại vải này khỏe và bóng. Trong khi đó, vải yuki - tsumugi, sản xuất ở thành phố Yuki, quận Irabaki lại rất bền màu.
Khác với vải dệt chỉ màu, loại vải còn lại bắt đầu bằng việc dệt trắng tấm vải trước khi được vẽ, thêu họa tiết lên hoặc nhuộm bằng kỹ thuật nhuộm thủ công yuzen. Phương pháp này sẽ tạo nên những loại vải đầy màu sắc như loại vải kyoyuzen, được sản xuất ở Kyoto, với những màu sắc tỉ mỉ, chi tiết, rất cuốn hút. Trong khi đó, vải kaga-yuzen, được sản xuất ở thành phố Kanazawa mang nhiều hình ảnh thiên nhiên thực tế.
Có thể thấy vải kimono truyền thống rất khó làm. Điều trớ trêu là số thợ làm vải kimono truyền thống cũng không còn nhiều. Được biết trong các thợ thủ công cao tuổi có 5 phụ nữ hơn 80 tuổi sống tại tỉnh miền núi Niigata. Họ là những cá nhân duy nhất biết cách sử dụng kỹ thuật dệt vải màu bằng chỉ màu. Còn tại Tokyo, Komiya giờ là nghệ nhân duy nhất biết cách thực hiện một hoạt động vẽ trang trí kimono bằng vàng ròng.
Điều may mắn là kỹ thuật riêng của ông đã được Chính phủ ghi nhận. Họ tặng cho ông danh hiệu Báu vật sống quốc gia, nghĩa là tài năng của ông cần được bảo vệ. Với sự trợ giúp của chính phủ, Komiya đã có thể truyền lại kỹ năng của ông, vốn học từ cha đẻ, cho con trai Yasumasa, 54 tuổi. Người con trai cũng đã dạy lại kỹ năng cho hai con của ông này.
Các biện pháp cứu vãn tình thế
Nhằm cứu vãn ngành sản xuất kimono thủ công, những người như Sajiki đã tích cực kêu gọi thế hệ trẻ trân trọng trang phục truyền thống. “Chúng ta cần khuyến khích thêm nhiều thanh niên sử dụng kimono, huấn luyện thêm nhiều nghệ nhân trẻ và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bằng cách bán kimono ra nước ngoài” - ông nói. Thời gian tới, ông đang có kế hoạch khuếch trương sự ủng hộ kimono truyền thống thông qua Tuần lễ Kimono sẽ tổ chức tại Tokyo.
Còn với những người thợ như Yasumasa, cách tốt nhất để bảo vệ bộ trang phục truyền thống là phổ biến những kỹ năng làm kimono thủ công, vốn là bí mật gia truyền. “Điểm quan trọng là ngành công nghiệp kimono phải phát triển và hiện đại hóa để có thể sống sót” - Yasumasa nói - “Nghề thủ công truyền thống thường được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng trong tương lai chuyện này sẽ không còn có thể diễn ra như vậy được nữa”.
Theo Chie Hayakawa, Giám đốc truyền thông Khách sạn Mandarin Oriental - nơi vừa tổ chức các sự kiện liên quan tới kimono truyền thống hồi tuần trước, để tồn tại và tiếp tục phát triển, các nghệ nhân trong nước phải thay đổi, bắt đầu bằng việc tìm kiếm khách hàng ở nước ngoài. “Kimono đẹp mê người, làm từ những loại lụa tốt nhất thế giới” - bà nói - “Nhưng những sản phẩm thủ công này cần được sử dụng rộng rãi trên quy mô quốc tế, với sự hợp tác lớn hơn với các hãng thiết kế thời trang nổi tiếng. Việc này sẽ mở ra nhiều tiềm năng cho kimono truyền thống tồn tại hơn là hiện nay”.
Có một thống kê khá thú vị sau khi cả nước hoàn tất việc sáp nhập tỉnh, thành, đó là sẽ gia tăng số lượng trận derby trong các giải đấu thuộc hệ thống chuyên nghiệp Việt Nam từ mùa 2025/26. Dự kiến V-League có đến 12 trận derby, còn tại hạng Nhất là 6 trận, tính cho cả 2 lượt đi-về.
Sáng 2/7/2025, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.
Giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025 sẽ khởi tranh từ ngày 15 đến 29/7 tại Indonesia. Đội tuyển U23 Việt Nam bước vào hành trình bảo vệ ngôi vương sau 2 lần liên tiếp đăng quang vào các năm 2022 và 2023 với không ít tín hiệu lạc quan.
Sáng 2/7/2025, lực lượng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) tiến hành kiểm tra, nhắc nhở và hướng dẫn người dân, du khách rời khỏi khu vực đường sắt qua các phố Phùng Hưng, Trần Phú, Lê Duẩn (phường Cửa Nam).
Sau một năm kể từ khi debut với EP "Thích nghi", Thoại Nghi chính thức trở lại với phiên bản tiếng Anh của bản hit "Dắt anh về nhà", đồng thời công bố tour diễn châu Âu đầu tiên ở tuổi 20 – trở thành nghệ sĩ Việt duy nhất góp mặt tại ba lễ hội âm nhạc lớn tại Croatia.
Phim hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ Love in Vietnam đã có buổi công chiếu toàn cầu vào tối 1/7 tại Cung Hội nghị Quốc tế Ariyana (Đà Nẵng), như một điểm nhấn đặc biệt trong khuôn khổ Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 (DANAFF III), đồng thời mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác điện ảnh giữa hai quốc gia.
Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2025/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.
au gần 2 năm tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam bằng các mẫu xe nhập khẩu từ châu Âu, Skoda, thương hiệu ô tô Czech có tuổi đời 130 năm hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Volkswagen AG, vừa chính thức ra mắt Skoda Kushaq
Đây là dự án thứ 5 trong hệ thống nhà máy đang được Vinfast triển khai trên toàn cầu và là nhà máy thứ hai chính thức đi vào vận hành sau nhà máy Vinfast Đình Vũ (Hải Phòng).
Trong bối cảnh thị trường chứng kiến sự lên ngôi của các dòng xe gầm cao cùng sự phát triển mạnh mẽ của xe điện, thì hatchback (loại xe cỡ nhỏ) - một thời sôi động với những cái tên như Toyota Yaris, Ford Fiesta, Mazda2 - dường như đang dần bị lãng quên.
BTC giải bóng chuyền VTV Cup 2025 đã quyết định thay đổi giờ các trận tứ kết nhằm giúp khán giả có cơ hội theo dõi trận đấu giữa ĐT Việt Nam và U21 Việt Nam.
Sau gần ba năm vắng bóng vì nghĩa vụ quân sự, nhóm nhạc K-pop đình đám BTS đã chính thức tái hợp, mang đến niềm vui vỡ òa cho hàng triệu fan hâm mộ trên toàn cầu.
Ngày 1/7, thành phố Paris đã gia hạn tình trạng báo động đỏ do nắng nóng, buộc chính quyền phải đóng cửa đỉnh Tháp Eiffel, cấm các phương tiện gây ô nhiễm và áp dụng hạn chế tốc độ khi đợt nắng nóng khắc nghiệt đang bao trùm khắp châu Âu.
Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 2/7 cho biết Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ quan trọng trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế vẫn đang tiếp diễn.