Nga duy trì học thuyết quân sự bất chấp Mỹ có kế hoạch rút khỏi INF

23/11/2018 21:34 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn)  - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 23/11 tuyên bố Nga không có ý định thay đổi học thuyết quân sự của mình bất chấp Mỹ có kế hoạch rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). 

Ngoại trưởng Nga tuyên bố sẽ cung cấp tên lửa S-300 cho Syria

Ngoại trưởng Nga tuyên bố sẽ cung cấp tên lửa S-300 cho Syria

Hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời ông Lavrov cho biết, trước khi Mỹ tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào nhiều mục tiêu ở Syria, Nga đã thông báo cho các quan chức Mỹ về các khu vực của Syria được cho là "giới hạn đỏ" đối với Moskva và Mỹ đã không vượt qua những ranh giới này.

Ông Ryabkov cho biết học thuyết quân sự của Nga bao gồm 2 kịch bản, trong đó Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, và cả hai đều chỉ là "giả thuyết đơn thuần".

Nhà ngoại giao Nga cho hay kịch bản đầu tiên hình dung việc sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác chống lại Nga, và kịch bản thứ hai là một cuộc xâm lược chống Nga với vũ khí thông thường có cường độ đe dọa sự tồn tại của Nga.  

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov

Ông Ryabkov nhấn mạnh Nga sẽ trung thành với học thuyết này, mặc dù ông thừa nhận rằng Nga có thể phản ứng với những thay đổi có thể xảy ra ở châu Âu hoặc các khu vực khác để đảm bảo an ninh của chính đất nước này, nếu Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định nếu Moskva chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào về về việc Mỹ rút khỏi INF thì vấn đề này chỉ có thể được thảo luận "ở cấp độ lý luận chung".

Moskva tiếp tục đối thoại với Washington về việc thực thi Hiệp ước INF và đã đưa ra các tuyên bố bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng Nga đã vi phạm hiệp ước này. Ông Ryabkov nhấn mạnh Nga tin rằng hiệp ước này có giá trị lớn đối với châu Âu, toàn cầu và chính an ninh nước Nga. 

Hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố Washington có ý định rút khỏi INF và cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản trong văn kiện này. Tuy nhiên, phía Nga khẳng định tuân thủ nghiêm chỉnh INF, trong khi Mỹ luôn vi phạm thỏa thuận.

INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo INF, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km).  

Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu luôn coi INF là cơ sở giúp kiểm soát vũ khí, đồng thời quan ngại rằng việc INF sụp đổ có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm