Cúng tất niên 30 Tết thế nào cho đúng phong tục người Việt?

24/01/2020 08:51 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Cúng tất niên là phong tục, văn hoá của người Việt nhưng chuẩn bị và cúng thế nào là câu hỏi mà nhiều người trẻ còn phân vân. Bài viết sẽ tiết lộ ý nghĩa, thời gian cúng, lễ vật và đồ cúng, hướng dẫn cách bày bàn thờ và bài khấn.

Cúng tất niên Tết Nguyên đán Canh tý 2020: Văn khấn, mâm cúng tất niên

Cúng tất niên Tết Nguyên đán Canh tý 2020: Văn khấn, mâm cúng tất niên

Bài cúng tất niên, Văn khấn Tất niên, Cúng tất niên, Bai cung tat nien, van khan tat nien, lấ tất niên, mâm cúng tất niên, bài cúng tất niên 2020, bài khấn tất niên

Cúng tất niên là phong tục, nét văn hoá của người Việt Nam. Bữa cơm tất niên là dịp để mỗi gia đình sum họp, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, gặp gỡ con cháu ở xa.

Ý nghĩa của lễ cúng tất niên:

Đón những điều lành năm mới, tiễn những điều xấu năm cũ. Cảm tạ các quan thần linh, thổ công thổ địa, gia tiên nơi mình cư trú thờ cúng đã phù hộ, độ trì năm qua. Đồng thời mong mỏi việc tiếp tục được bao bọc chở che trong năm mới

Theo quan niệm truyền thống, bữa cơm tất niên để mọi người tiễn biệt năm cũ, ăn xong sẽ bỏ qua muộn phiền, những giận hờn cũng xoá bỏ từ đây. Còn là tục lệ rước ông Công ông Táo về lại nhà coi sóc việc bếp núc cho gia chủ.

Ngoài ra, con cháu có thể ra mộ của các bậc trên đã khuất thắp hương rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết với gia đình, hoặc có thể thắp hương cúng tất niên ngay tại nhà.

Thời gian cúng tất niên:

Bất cứ thời điểm nào trong ngày 30 Tết, trừ 12h trưa -1h trưa và phải hoàn thành lễ cúng tất niên trước 22h đêm.  Trong ngày này, cả nhà đều dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đón Tết. Sau đó phải chuẩn bị mâm cúng tổ tiên tất niên.

Thông thường, lễ cúng này sẽ được tiến hành vào chiều hoặc tối 30 Tết (với tháng đủ, hoặc 29 Tết với tháng thiếu), trước lễ cúng giao thừa.

Trong năm nay có 1 số ngày tốt có để làm lễ cúng lễ Tất niên gồm:

- Ngày 28 tháng Chạp (tức 22/1/2020 dương lịch): Ngày Giáp Tý, Lục nhâm Tốc hỷ.

- Ngày 29 tháng Chạp (tức ngày 23/1/2020 dương lịch): Ngày Ất Sửu, Lục nhâm Xích khẩu.

- Ngày 30 tháng Chạp (tức ngày 24/1/2020 dương lịch): Ngày Bính Dần, Lục nhâm Tiểu cát.

Lễ vật và đồ cúng tất niên:

Cúng tất niên là truyền thống từ xa xưa để thể hiện lòng tri ân của con cháu đối với ông bà tổ tiên cũng như các vị thần, thánh…

Mâm cúng này không cần đồ mã, chỉ cần đồ ăn. Bữa cơm ngày cuối năm bao giờ cũng được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Bởi nó thể hiện sự no ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình, cũng như mong ước năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt. Tuỳ từng vùng miền mà có nét đặc trưng riêng.

Mâm cúng ở miền Bắc thường đủ 6 bát: măng, bóng, mực, nấm thả, mọc, miến. 8 đĩa: thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho.

Chú thích ảnh
Mâm cổ tượng trưng cho lễ cúng tất niên 30 Tết

Miền Trung có bánh chưng, bánh Tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc…

Miền Nam có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, củ kiệu, tôm khô, chả giò…

Có 2 cách chuẩn bị mâm lễ, bao gồm:

Hoa (hoa ly, hoa loa kèn, hoa cúc vàng)

Quả (ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành đầy đủ sung tức)

Thực (tức đồ ăn)

Mọi người có thể lựa chọn 2 mâm lễ sau đây:

- Mâm đồ lễ 1 (mâm lễ truyền thống)
1 món nếp: bánh chưng/ xôi gấc/ chè kho
1 món giò: giò lụa/ giò xào
1 món nộm đu đủ/ nộm thịt bò/ nộm dưa góp
1 món nguội: gà luộc/ thịt chân giò luộc/ bê tái chanh/ bắp bò
1 món chiên rán: nem/ thịt quay
1 món ninh hầm: chân giò nấu măng/ canh bong bóng/ canh mọc mộc nhĩ
1 món nước hoặc xào: miến nước/ miến xào/ bún sườn/ bún măng

- Mâm đồ lễ 2

Đây là mâm lễ tối giản, hiện đại nhanh gọn theo quy trình trước cúng sau ăn, muốn ăn gì thì cúng nấy. Nhưng nên có đủ 5 màu tượng trưng cho: Trắng (Kim) - Xanh (Mộc) - Đen (Thủy) - Đỏ (Hỏa) - Nâu (Thổ)

Có thể tham khảo gợi ý mâm cúng sau: Thịt gà luộc xé phay: Tượng trưng cho màu trắng (Kim); Rau luộc: Tượng trưng cho màu xanh (Mộc); Chè đỗ đen: Tượng trưng cho màu đen (Thủy); Thịt bò tái chanh: Tượng trưng cho màu đỏ (Hoả); Thịt rán: Tượng trưng cho màu nâu (Thổ). Khi cúng thắp 9 nén hương và khấn vái thành tâm.

Hướng dẫn cách bày bàn thờ

Ở miền Bắc, trong mâm cỗ lễ tất niên phải được chuẩn bị 6 bát (măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc) và 8 đĩa (thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho).

Trong mâm cỗ thì nên để những món nóng và có nước ở trung tâm mâm cỗ để tránh tình trạng rơi hay đổ vỡ.

Chú thích ảnh
Bàn thờ lễ cúng tất niên 30 Tết

Mâm cơm tất niên miền Trung ít cầu kỳ hơn, thường có: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…

Trong khi đó, trong mâm cỗ tất niên của người miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt…

Mâm ngũ quả, hương hoa thường được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ, hoặc một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính.

Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.

Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất.

Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác mang ý nghĩa "Cầu vừa đủ sài" (âm đọc lái theo tên các loại trái cây).

Cúng tất nhiên ở trong nhà hay ở ngoài trời?

Thông thường, tất cả gia đình hiện nay đều cúng tất niên ở trong nhà để tạo ra sự ấm cúng cũng như thể hiện sự tri ân của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Còn đối với những gia đình có điện kiện thì cúng thêm một mâm cỗ ở ngoài trời.

Văn khấn cúng ngày 30 Tết:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy 9 phương trời, con lạy 10 phương đất

Con lạy chư Phật mười phương, con lạy 10 phương chư Phật

Con tên… lạy

- Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

- Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần

Con lạy tổ tiên tại vị, tổ khảo, tổ tỷ, bà cô tổ, ông mãnh tại gia, chư vị Hương linh trong họ…

Tín chủ con là ...
Cư trú tại ...

Hôm nay là 30 tháng chạp năm Kỷ Hợi. Gia quyến con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó chúng con nhất tâm nhất niệm, lễ bạc tâm thành, khang ninh soạn sửa, dâng lên trước án

Kinh mời các Vị các Ngài chứng giám thành tâm, cảm tạ ơn dầy, đại xá tội lỗi cho chúng con trong năm vừa qua.

Con xin sám hối Gia tiên, Bà Tổ Cô, Thân cô, hiền cô, Quan Bác quan chú Trong họ.

Ngửa trông ơn các Vị các Ngài từ bi gia hộ bao bọc chở che cho gia quyến con tâm không phiền não, thân không bệnh tật.

Các Vị các Ngài bao bọc cho gia đình con 1 năm Kỷ Hợi an khang thịnh vượng.

Không xin vạn sự như ý chỉ mong người người được bình an tài lộc no đủ nỗ lực được kết quả khai hoa.

Cho chúng con bản mệnh kiên định, khai tâm khai sáng, nhận biết được thời cuộc, xa lánh kẻ tiểu nhân, thân gần bậc tôn quý, bớt đi những thị phi đố kỵ ghen tị trên trần thế.

Kính mong gia tiên trong họ, các Vị, các Ngài đèn trời soi xét, chấm công chấm tội, bao bọc chở che, vỗ về vuốt ve cho chúng con được năm Canh Tý 2020 an lành toại nguyện.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Chúng con người trần mắt thịt, nếu có gì lầm lỡ, xin các Vị các Ngài đại xá tha thứ bỏ quá cho chúng con.

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

K.C (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm