CẬP NHẬT: Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9, miền Bắc mưa dông, thủy điện Hòa Bình đóng cửa xả đáy

24/07/2018 06:26 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) -  Ngày 23/7, căn cứ diễn biến mưa lũ hiện tại và nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ban hành Công điện 20 về việc đóng một một cửa xả đáy Thủy điện Hòa Bình vào 12 giờ ngày 23/7. 

Chiều nay 23/7, áp thấp nhiệt đới đã đi vào bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Dự báo, áp thấp nhiệt đới sẽ đi sâu vào đất liền, suy yếu thành một vùng áp thấp và di chuyển về phía biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Do ảnh hưởng của vùng áp thấp suy yếu từ áp thấp nhiệt đới, từ chiều và đêm mai (24/7) ở khu vực Đông Bắc Bộ (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang) sẽ có mưa vừa, mưa to kèm gió giật mạnh.

Từ ngày 25 - 26/7 mưa lớn sẽ mở rộng ra toàn bộ khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, trọng tâm mưa to đến rất to trong ngày 25 - 26/7 tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu (50 - 150 mm/ngày).

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: cấp 1, riêng ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu: cấp 2.

Thời tiết khu vực Hà Nội: Từ đêm 24/7 có mưa, mưa rào; từ ngày 27/7 có mưa vừa, mưa to và dông.

Cảnh báo: Từ ngày 27/7, mưa lớn ở vùng núi và trung du Bắc Bộ có xu hướng mở rộng xuống các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa và có khả năng kéo dài đến đầu tháng 8.

Thủy điện Hòa Bình đóng một cửa xả đáy

Vào hồi 8 giờ ngày 23/7, mực nước hồ Hòa Bình ở cao trình 104,67 m, lưu lượng đến hồ 4.655 m3/s và đang tiếp tục gia tăng, tổng lưu lượng xả 7.209 m3/s (gồm lưu lượng qua 3 cửa xả đáy và lưu lượng chạy máy phát điện). 

Áp thấp nhiệt đới, tin áp thấp, Bão số 4, bão mới nhất, tin bão mới nhất, tin bão số 4, bão số 4 2018, tin bão, dự báo thời tiết, thời tiết hôm nay, ngập lụt

Để tiếp tục hỗ trợ công tác tiêu úng ở các địa phương phía hạ du, thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã yêu cầu Công ty Thủy điện Hòa Bình đóng 1 cửa xả đáy vào lúc 12 giờ ngày 23/7, đồng thời tiếp tục duy trì phát điện tối đa các tổ máy. 

Công điện cũng yêu cầu Công ty Thủy điện Hòa Bình tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập, kịp thời báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các cơ quan có liên quan. 

Trước đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ban hành Công điện 19 về việc đóng 1 cửa xả vào 12 giờ ngày 22/7.

Hồi 10 giờ ngày 23/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (40 - 60km/giờ), giật cấp 9.
Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới. 

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên): khu vực phía Bắc Vịnh Bắc Bộ (phía Bắc vĩ tuyến 19,0 độ Vĩ Bắc).

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc mỗi giờ đi được 5 - 10km. Đến 10 giờ ngày 24/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, trên khu vực Tây Bắc bán đảo Lôi Châu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (40 - 60km/giờ), giật cấp 9. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới. 

Chú thích ảnh
Đường đi của áp thấp nhiệt đới

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới ở vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên ngày và đêm nay (23/7), ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa dông mạnh.

Khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2 - 3m; biển động.

Dự báo thời tiết, mưa bão tháng 7

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, trong tháng 7/2018, nhiều khả năng sẽ xuất hiện 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến đất liền nước ta tập trung trong thời kỳ giữa đến cuối tháng. Vì vậy, sau khi bão số 3 kết thúc, người dân cần chuẩn bị đề phòng sự xuất hiện của bão số 4

Ngoài ra, ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng chịu ảnh hưởng khoảng 2-3 đợt nắng nóng; nắng nóng sẽ xảy ra tập trung ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ và sẽ không kéo dài và không gay gắt.

Áp thấp nhiệt đới, tin áp thấp, Bão số 4, bão mới nhất, tin bão mới nhất, tin bão số 4, bão số 4 2018, tin bão, dự báo thời tiết, thời tiết hôm nay, ngập lụt
Tháng 7 khả năng sẽ có 2 cơn bão xảy ra

Tháng 7 là thời điểm chính mùa mưa ở khu vực Bắc Bộ, do vậy các đợt mưa lớn nhiều khả năng sẽ xuất hiện và có nguy cơ cao gây ra lũ quét và sạt lở đất ở các khu vực xung yếu thuộc vùng núi phía bắc. Tại khu vực Trung Bộ, tuy chưa bước vào thời kỳ mùa mưa nhưng khu vực cũng có khả năng xuất hiện 2-3 đợt mưa diện rộng tập trung vào thời kỳ giữa tháng. Tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ gió mùa Tây Nam có khả năng hoạt động ổn định và có cường độ trung bình đến mạnh sẽ gây nhiều ngày mưa trên khu vực.

Trên phạm vi toàn quốc tiếp tục đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra trên phạm vi hẹp như tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh.

Cụ thể: thời kỳ 10 ngày đầu tháng (01-10/7/2018): Nhiệt độ trung bình tại khu vực phía đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xấp xỉ trên so với TBNN, còn các khu vực khác phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (TBNN). Lượng mưa tại khu vực phía đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ dưới so với TBNN, còn các khu vực khác phổ biến ở mức tương đương so với TBNN.

Thời kỳ 10 ngày giữa tháng (11-20/7/2018): Nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức xấp xỉ với TBNN. Lượng mưa tại các khu vực trên phạm vi cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ trên so với TBNN, riêng tại các tỉnh vùng núi phía bắc phổ biến xấp xỉ so với TBNN.

Thời kỳ 10 ngày cuối tháng (21-31/7/2018): Nhiệt độ trung bình trên toàn quốc phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN, riêng khu vực Trung Bộ nền nhiệt độ có khả năng ở mức xấp xỉ trên so với TBNN. Lượng mưa trên toàn quốc phổ biến xấp xỉ so với TBNN.

Dự báo nhiệt độ thời gian còn lại tháng 7

Bắc Bộ

Nhiệt độ trung bình tại khu vực phía đông Bắc Bộ có khả năng cao hơn từ 0.5 đến 1.0 độ C so với TBNN cùng thời kỳ, còn các khu vực khác phổ biến mức xấp xỉ với TBNN, chuẩn sai dao động từ -0.5 đến 0.5 độ C so với TBNN cùng thời kỳ.

Trung Bộ

Nhiệt độ trung bình tại các tỉnh Bắc Trung Bộ có khả năng cao hơn từ 0.5 đến 1.0 độ C so với TBNN, còn các khu vực khác có chuẩn sai dao động từ -0.5 đến 0.5 độ C so với TBNN cùng thời kỳ.

Tây Nguyên và Nam Bộ

Nhiệt độ trung bình phổ biến mức xấp xỉ với TBNN, chuẩn sai dao động từ -0.5 đến 0.5 độ C so với TBNN cùng thời kỳ.

Dự báo lượng mưa

Bắc Bộ

Tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ với giá trị TBNN, riêng khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ và các tỉnh ven biển ở mức xấp xỉ trên so với TBNN cùng thời kỳ với chuẩn sai dao động từ 10-30%.

Trung Bộ

Lượng mưa tháng phổ biến mức xấp xỉ trên so với TBNN cùng thời kỳ; với tổng lượng mưa tháng phổ biến cao hơn từ 15-40% so với TBNN cùng thời kỳ.

Tây Nguyên và Nam Bộ

Lượng mưa tháng tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phổ biến xấp xỉ trên so với TBNN cùng thời kỳ, với chuẩn sai lượng mưa phổ biến cao hơn từ 10-30%; Khu vực Tây Nam Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.

Chú thích ảnh

Cảnh báo nguy cơ ngập lụt vùng trũng và bãi bồi ven sông Hồng

Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục xuống: Lúc 1giờ ngày 23/7, mực nước tại Hà Nội ở mức 8,20m (dưới báo động 1: 1,30m); Lúc 7 giờ ngày 23/7, mực nước tại Hà Nội ở mức 8,00m (dưới báo động 1: 1,50m). Cảnh báo nguy cơ ngập lụt vùng trũng và bãi bồi ven sông Hồng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết hiện lũ trên sông Bưởi (Thanh Hóa) đang lên chậm; hạ lưu sông Cả (Nghệ An) xuống chậm. Mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế và sông Hồng tại Hà Nội đã đạt đỉnh và đang xuống; mực nước trên sông Thao tại Yên Bái và Phú Thọ đang xuống nhanh.

Lúc 16 giờ ngày 22/7, mực nước trên các sông như sau: Sông Bưởi tại Kim Tân 11,91m, xấp xỉ mức báo động 3; Sông Cả tại Nam Đàn 6,06m, trên  báo động 1 0,66m.

Dự báo trong 3- 6 giờ tới, lũ trên sông Bưởi sẽ đạt đỉnh; tại Kim Tân ở mức 12,2m (trên báo động 3 0,2m); sau xuống dần.

Trong 12 giờ tiếp theo, lũ sông Bưởi, sông Cả tiếp tục xuống chậm. Mực nước trên các sông như sau: Sông Bưởi tại Kim Tân xuống mức 11,5m, dưới báo động 3 0,5m; sông Cả tại Nam Đàn xuống mức 5,7m, trên báo động 1 0,3m.

Trong đêm 22/7, ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế còn có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Trên các sông ở Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên vùng thượng lưu các sông từ 3-5m, hạ lưu từ 1-2m. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh trên, đặc biệt là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Tình trạng ngập lụt, ngập úng tại các vùng trũng thấp vẫn tiếp tục diễn ra ở Thanh Hóa, Nghệ An, đặc biệt tại huyện Thạch Thành (Thanh Hóa).

Ngoài ra, lúc 16 giờ ngày 22/7, mực nước trên các sông như sau: Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế: 4,13m (trên báo động 3: 0,13m);  sông Hồng tại Hà Nội: 8,44m (dưới báo động 1: 1,06m); sông Thao tại Yên Bái: 30,22m (trên báo động 1: 0,22m); tại Phú Thọ: 16,96m (dưới báo động 1: 0,54m)

Dự báo, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế tiếp tục xuống: Lúc 1 giờ ngày 23/7, mực nước tại Bến Đế sẽ xuống mức 3,95m (dưới báo động 3: 0,05m). Lúc 7 giờ ngày 23/7, mực nước tại Bến Đế xuống mức 3,80m (trên báo động 2: 0,30m). Cảnh báo nguy cơ ngập lụt tại vùng trũng ở tỉnh Ninh Bình đặc biệt tại các huyện: Nho Quan, Gia Viễn.

Mực nước trên sông Thao tại Yên Bái và Phú Thọ tiếp tục xuống: Lúc 1 giờ ngày 23/7, mực nước tại Yên Bái sẽ xuống mức 29,45m (dưới báo động 1: 0,55m); tại Phú Thọ: 16,50m (dưới báo động 1: 1,00m).  Lúc 7 giờ ngày 23/7, mực nước tại Yên Bái: 29,00m (dưới báo động 1:1,00m); tại Phú Thọ: 16,10m (dưới báo động 1: 1,40m)

Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục xuống: Lúc 1giờ ngày 23/7, mực nước tại Hà Nội ở mức 8,20m (dưới báo động 1: 1,30m); Lúc 7 giờ ngày 23/7, mực nước tại Hà Nội ở mức 8,00m (dưới báo động 1: 1,50m). Cảnh báo nguy cơ ngập lụt vùng trũng và bãi bồi ven sông Hồng. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt cấp 1.

Thông tin cập nhật lúc 17h00, ngày 22/7:

Hồi 16 giờ ngày 22/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Nam Định đến Thanh Hóa khoảng 240km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới. 

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên): toàn bộ khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc, sau đó đổi hướng di chuyển Đông Bắc mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 23/7, vị trí tâm bão ở khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây bán đảo Lôi Châu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới. 

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới ở vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động mạnh.

 Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc, sau đó đổi hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km và tiếp tục có khả năng mạnh thêm.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong đêm nay (22/7) và ngày mai (23/07), ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa dông mạnh. Khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-3m; biển động.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Thông tin cập nhật lúc 14h30, ngày 22/7:

Hồi 13 giờ ngày 22/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Nam Định đến Thanh Hóa khoảng 210km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới. 

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên): toàn bộ khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 23/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Hải Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới. 

Do ảnh hưởng cùa hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trên đất liền ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió giật cấp 6-7; ở vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cô Tô) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động mạnh.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km và tiếp tục có khả năng mạnh thêm.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong đêm nay (22/7) và ngày mai (23/07), ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa dông mạnh. Khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-3m; biển động.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.    

Thông tin cập nhật lúc 11h, ngày 22/7:

Hồi 10 giờ ngày 22/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Nam Định đến Thanh Hóa khoảng 190km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên): toàn bộ khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 10 giờ ngày 23/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc đảo Hải Nam.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng cùa hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trên đất liền ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió giật cấp 6-7; ở vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cô Tô) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động mạnh.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong ngày và đêm nay (22/7), ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa dông mạnh. Khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-3m; biển động.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.   

Thông tin mới cập nhật 22/7:

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 4 giờ ngày 22/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Nam Định đến Thanh Hóa khoảng 140km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Chú thích ảnh

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên): toàn bộ khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 4 giờ ngày 23/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 140km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng cùa hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trên đất liền ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió giật cấp 6-7; ở vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cô Tô) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động mạnh.
Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới trên vịnh Bắc Bộ: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong ngày và đêm 22/7, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa dông mạnh.Khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-3m; biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.   

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh, ngày 21/7, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 40-120mm; có nơi trên 150mm: Hòa Bình 158mm, Minh Đài (Phú Thọ) 291mm, Bãi Cháy (Quảng Ninh) 165mm, Phủ Liễn (Hải Phòng) 259mm, Hà Đông (Hà Nội) 184mm... Hiện dải hội tụ nhiệt đới nối với áp thấp nhiệt đới trên vùng biển các tỉnh từ Nam Định đến Thanh Hóa tiếp tục hoạt động mạnh. Mưa lớn có xu hướng mở rộng xuống các tỉnh phía Nam.

Ngày 22/7, ở vùng núi và trung du Bắc Bộ, khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to; khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa rất to (lượng mưa phổ biến 50-100mm/12 giờ). Thủ đô Hà Nội,  giảm mưa, trời nắng ráo từ trưa chiều nhiệt độ cao nhất 24-32 độ C, chiều tối có mưa to đến rất to và rải rác có dông. Ngoài ra, các tỉnh Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ninh được cảnh báo nguy cơ đặc biệt cao xảy ra sạt lở đất.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đang hoạt động mạnh nên trong 2-3 ngày tới tiếp tục có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm); trong cơn dông có khả năng rất cao xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh.

Cập nhật ngày 21/7:

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: Chiều 21/7, vùng áp thấp trên khu vực Bắc Bộ đã dịch chuyển về phía ven biển Bắc Bộ và mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. 

Hồi 16 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển các tỉnh từ Nam Định đến Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới. 

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) bao trùm toàn bộ khu vực Vịnh Bắc Bộ. 

Chú thích ảnh
Đường đi 2 áp thấp nhiệt đới

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Đông mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 22/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông, ngay trên huyện đảo Bạch Long Vĩ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 8. 

Do ảnh hưởng cùa hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trên đất liền ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió giật cấp 6-7; ở vịnh Bắc Bộ, bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cô Tô có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới cấp 3. 

Áp thấp nhiệt đới, Bão số 4, bão mới nhất, tin bão mới nhất, tin bão số 4, tin áp thấp, bão số 4 2018, tin bão, dự báo thời tiết, cơn bão số 4, tin áp thấp nhiệt đới

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km. 

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã tiếp tục theo dõi áp thấp liệu có mạnh lên thành bão số 4.

Lào Cai: Sa Pa thiệt hại nặng nhất

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại Lào Cai đã xuất hiện mưa lớn gây lũ tại một số địa phương, trong đó huyện Văn Bàn và Sa Pa bị thiệt hại nặng nề nhất, ước tính khoảng gần 300 tỉ đồng. Ngay sau khi mưa giảm, lũ trên các sông suối bắt đầu xuống, các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã khẩn trương huy động lực lượng tham gia hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, tổ chức kiểm tra, thống kê thiệt hại, lên phương án hỗ trợ, sớm ổn định đời sống cho người dân. 

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Văn Bàn đã có 52 ngôi nhà bị ảnh hưởng mưa lũ, trong đó có 2 nhà phải di chuyển khẩn cấp, 318 ha lúa bị thiệt hại, 1 cầu treo bị cuốn trôi hoàn toàn, nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng… Ước tính tổng thiệt hại trên địa bàn toàn huyện Văn Bàn trong đợt mưa lũ vừa qua là trên 230 tỷ đồng. Ngay sau khi mưa lũ xảy ra, cấp ủy, chính quyền tỉnh Lào Cai và huyện Văn Bàn đã huy động lực lượng với phương châm 4 tại chỗ,  hỗ trợ người dân di chuyển nhà cửa, tài sản cũng như kiểm tra, thống kê thiệt hại để có phương án hỗ trợ cho người dân. Đến chiều 21/7, các hộ dân có nhà bị ngập nước đã trở về, tổ chức dọn dẹp vệ sinh, ổn định cuộc sống 

Tại huyện Sa Pa, mưa lũ cũng gây nhiều thiệt hại cho người dân địa phương. Khoảng 11 giờ ngày 21/7, mưa lũ đã cuốn trôi một người là anh Phàn Láo Lở, dân tộc Dao (sinh năm 1997), ở thôn Tả Trung Hồ, xã Bản Hồ. Sau khi nhận được thông tin, chính quyền huyện Sa Pa đã huy động lực lượng tổ chức trục vớt thi thể người bị nạn đưa về gia đình mai táng. Ngoài ra, mưa lũ cũng gây thiệt hại về tài sản, hoa màu và cơ sở hạ tầng giao thông. Cụ thể, có 3 vụ sạt lở lớn tại các tuyến đường đi thôn Ma Quái Hồ với khoảng 2000m3 đất; sạt lở tại tuyến đường Sa Pa xuống khu du lịch Cát Cát thuộc xã San Sả Hồ với hơn 350m3 gây ách tắc cục bộ; sạt lở tại đường liên thôn Sín Chải xã Bản Khoang với khoảng 100m3. Ngoài ra còn có 3 điểm sạt lở nhỏ tại tuyến đường liên thôn xã Thanh Phú, đường Hoàng Diệu, đường N2 chợ văn hóa bến xe… Mưa to cũng khiến cho tuyến đường tỉnh lộ 152 đi các xã bị ách tắc cục bộ do nước tràn ra đường; trên các tuyến đường trung tâm thị trấn Sa Pa như Xuân Viên, Fan Si Pan, Ngõ Hùng Hồ cũng bị nước tràn ra đường, tràn vào một số nhà dân ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như đi lại của người dân và du khách. 

Hiện nay, tỉnh Lào Cai và các địa phương chịu thiệt hại do mưa lũ đang tập trung gia cố lại các đường giao thông bị sụt sạt, huy động máy móc san gạt những điểm bị đất đá sạt lở gây ách tắc; làm lại cầu mới cho người dân, sửa chữa lại các phòng học bị hư hỏng, vệ sinh đồng ruộng, sửa chữa các công trình thủy lợi phục vụ lại sản xuất... Tỉnh cũng tiếp tục rà soát, kiểm tra các khu vực nguy hiểm có nguy cơ sạt lở sau mưa lũ để có phương án di chuyển và hỗ trợ người dân. Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai tăng cường tuyên truyền vận động người dân cảnh giác với diễn bất thường của thời tiết, không ra sông suối vớt củi, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Phú Thọ tập trung cứu hộ, cứu nạn 

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ, mưa lũ tại các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Ba, Yên Lập, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì đã làm thiệt hại nặng nề cho người dân. Mưa lũ đã làm 2 người chết do sạt lở đất là bà Hà Thị Tất 81 tuổi và cháu Hà Tuấn Kiệt, 11 tuổi thuộc xã Long Cốc (huyện Tân Sơn); 1 người mất tích do bị nước cuốn trôi là ông Nguyễn Hồng Tư,  khu 1, xã Tề Lễ, huyện Tam Nông; 1.244 hộ bị ngập nhà phải di dời; 77 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; 1.299 nhà bị ngập nước; 5 nhà bị hư hỏng; 2.326ha lúa và hoa màu bị đổ ngập; 231,5ha diện tích cây hằng năm bị ngập; 3.700m đê cấp 4 bị tràn; 205m đường giao thông bị sạt lở; 731ha ao nuôi trồng thủy sản bị tràn cùng nhiều thiệt hại khác. 

Tại các địa phương bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ cùng một số sở, ngành liên quan đã xuống các địa phương kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra.

Yên Bái: 30 người chết, mất tích và bị thương do ảnh hưởng mưa lũ 

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, đến 16h ngày 21/7, tại Yên Bái,  mưa lũ đã làm 30 người chết và bị thương, trong đó có 11 người chết, 8 người mất tích và 11 người bị thương. 

Toàn tỉnh có 4.170 ngôi nhà bị thiệt hại, trong đó có 119 nhà bị sập, trôi hoàn toàn; 161 nhà bị thiệt hại nặng; 3.356 nhà bị ngập nước, tốc mái, hư hỏng; đã di dời khẩn cấp 691 hộ đến nơi an toàn. 

Chú thích ảnh
Người dân Yên Bái đang tích cực thu dọn khắc phục hậu quả do mưa lũ tàn phá. Ảnh: Việt Dũng-TTXVN

Ngoài ra, trên 2.100 ha lúa, hoa màu bị ảnh hưởng, 1.258 con gia súc, gia cầm, trên 198 ha thủy sản bị thiệt hại và 422 tuyến đường, cầu, cống bị hư hỏng, sập, trôi. Ước tính thiệt hại là trên 200 tỷ đồng. 

Các địa phương đã tìm được 11 thi thể và cứu hộ kịp thời 7 người bị cô lập tại xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn; còn 8 người mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, tuyến đường đến trung tâm xã cơ bản đảm bảo giao thông thông suốt, các hộ dân bị mất nhà được bố trí nơi ở tạm an toàn. 

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Yên Bái, thời tiết trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa rào, có nơi mưa to và giông lốc, lượng mưa nhiều nơi trên 100 mm. Để tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, các địa phương, đơn vị, cơ quan thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, ứng trực 24/24 giờ, tiếp tục tổ chức tìm kiếm người mất tích, thăm hỏi những gia đình bị thiệt hại, di dời các hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn, kiểm tra, cảnh báo những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét, những công trình giao thông, thủy lợi mất an toàn…

Áp thấp chồng áp thấp?

Trong khi đó, hiện nay, xoáy thấp trên khu vực Bắc Bộ đang có xu hướng dịch chuyển theo hướng Đông Nam về phía Vịnh Bắc Bộ.

Dự báo, từ gần sáng và ngày mai (22/7), khả năng rất cao xoáy thấp này hoạt động mạnh dần lên thành áp thấp nhiệt đới ngay trên khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Áp thấp nhiệt đới sau khi hình thành có khả năng dịch chuyển chậm về phía Đông và gây gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2-4 m cho khu vực Vịnh Bắc Bộ; trên đất liền ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có gió giật cấp 6-7. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Hiện Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục theo dõi xem khả năng áp thấp này có thể mạnh thành bão số 4 hay không.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong ngày và đêm nay (21/7), ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa dông mạnh. Khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-3 m; biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Áp thấp mới xuất hiện giật cấp 8

Hồi 1 giờ ngày 21/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 116,9 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 17,5 -20,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 01 giờ ngày 22/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 120,3 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-dông (Phi-líp-pin) khoảng 130km về phía Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Do ảnh hưởng cùa hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Chú thích ảnh
Đường đi và vị trí cơn bão

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần thành vùng áp thấp.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới với áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong ngày và đêm nay (21/7), ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-3m; biển động.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.  

Thủy điện Hòa Bình mở thêm cửa xả đáy

Ngày 21/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ban hành công điện gửi Công ty Thuỷ điện Hoà Bình.

Theo đó, hồi 5 giờ ngày 21/7, mực nước hồ Hoà Bình ở cao trình 104,91 m, lưu lượng đến hồ 9.942 m3/s và đang tiếp tục gia tăng, tổng lưu lượng xả 5.607 m3/s (gồm lưu lượng qua 2 cửa xả đáy và lưu lượng chạy máy phát điện).

Chú thích ảnh
Thủy điện Hòa Bình sẽ mở thêm 1 cửa xả đáy

Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai lệnh Giám đốc Công ty Thuỷ điện Hòa Bình mở thêm 1 cửa xả đáy vào lúc 10 giờ ngày 21/7, liên tục phát tối đa qua 8 tổ máy. Tùy theo tình hình diễn biến của mưa lũ thượng nguồn có thể tiếp tục mở thêm các cửa xả đáy.

Hà Nội mưa lớn, nhiều nơi ngập lụt

Hà Nội trong đêm ngày 20/7 và rạng sáng 21/7, tại hầu hết các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô đều có mưa vừa và mưa to, trong đó các huyện ngoại thành có lượng mưa tương đối lớn.

Tính đến thời điểm 6 giờ 30 phút ngày 21/7, tại khu vực Bắc Thăng Long (Đông Anh) có lượng mưa lớn nhất là 185,7mm; Quốc Oai là 146,6 mm; Thạch Thất là 185,7mm; Phúc Thọ là 114,1mm.

Khu vực nội thành, quận Thanh Xuân có lượng mưa lớn nhất với lượng mưa đo được là 132,5mm, còn các quận khác như: Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm lượng mưa đo được đều có lượng từ 70 - 100 mm.

Chú thích ảnh
Công nhân Công ty thoát nước Hà Nội túc trực, cảnh báo người đi đường tại các điểm ngập nguy hiểm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Với lượng mưa như trên, tính đến thời điểm 6 giờ 30 phút sáng 21/7, tại một số khu vực ở Hà Nội đã xuất hiện úng ngập nhẹ. Cụ thể như: Phố Thanh Đàm (Thanh Trì) ngập 10 cm; đường Trường Trinh (đoạn quanh Bệnh viện Phòng không không quân) ngập 15 cm, Đại lộ Thăng Long (ngã ba giao Lê Trọng Tấn) mức độ ngập là 20 cm; phố Phạm Văn Đồng (ngã 3 Xuân Đỉnh - Tân Xuân); phố Phạm Văn Đồng (Đình Giàn); dốc La Pho - Thụy Khuê... với mức độ ngập từ 25 - 30 cm; phố Hoa Bằng (từ số nhà 91-97) ngập 15 cm; ngã ba Vũ Trọng Phụng - Quan Nhân cũng ghi nhận mức độ ngập là hơn 10 cm trên một khu vực rộng hàng trăm mét.

Tuy nhiên, cũng đến thời điểm 6 giờ 30 phút cùng ngày, tại các khu vực ngoại thành Hà Nội chưa ghi nhận hiện tượng ngập.

Theo ghi nhận, với lượng mưa như trên và đến gần 7 giờ 30 sáng vẫn chưa có dấu hiệu ngớt, trong ngày 21/7, tại địa bàn Hà Nội nhiều tuyến phố sẽ phải đối mặt với ngập lụt. Nhận định tình hình này, Công ty Trách nhiệm Một thành viên Thoát nước Hà Nội đã huy động lực lượng, phương tiện tổ chức tua vớt rác, khơi thông dòng chảy, cảnh báo hướng dẫn giao thông. Do là ngày nghỉ cuối tuần hơn nữa với mức độ ngập chưa nghiêm trọng nên tại thời điểm đầu giờ sáng 21/7, phương tiện di chuyển qua một số tuyến phố bị ngập không quá khó khăn.

Tại các trạm bơm trên địa bàn Hà Nội như: Yên Sở, Đồng Bông I…đang được vận hành theo quy trình để tiêu thoát nước trên hệ thống theo như kịch bản thoát nước mùa mưa mà thành phố đã lập ra từ đầu năm 2018.

T.N

Tin áp thấp nhiệt đới giật cấp 9, dự báo về bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới giật cấp 9, dự báo về bão số 4

Hồi 7 giờ ngày 23/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm