4 Cách bảo quản sữa không bị nấm mốc, đóng váng

12/11/2015 10:11 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Sữa là một nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với mọi gia đình. Nhiều loại sữa rất tốt cho sự phát triển của trẻ được nhiều mẹ tin dùng, nhưng đôi khi mẹ cũng phân vân loại sữa mình chọn có tốt hay không và cách nào để bảo quản sữa an toàn cho con sử dụng.

Hiện nay, nhiều sản phẩm sữa chua uống như sữa chua Fristi hay Vinamilk Probiđược nhiều bé yêu thích bởi sự đa dạng về hương vị cũng như những món quà hấp dẫn được tặng kèm theo.

Tuy nhiên, nếu như bảo quản không đúng cách, sữa chua rất dễ bị đóng váng, nấm mốc hay vón cục khiến bị hiểu nhầm là có dị vật. Kiểm tra kĩ bao bì hay luôn giữ lạnh sản phẩm là cách tốt nhất giúp bạn bảo quản sữa không bị nấm mốc hay đóng váng.

Đại diện các nhãn hàng sữa khẳng định nguyên nhân sữa bị nấm mốc hay đóng váng thường xảy ra do bị ảnh hưởng từ quá trình vận chuyển. Thêm vào đó, đặc điểm khí hậu nóng ẩm đặc trưng của Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân của vấn đề này. Làm sao để phòng ngừa chuyện bị đóng váng và nấm mốc một cách hữu hiệu?

Sau đây là 4  lưu ý mà các nhãn hàng sữa bảo quản sữa tốt nhất dành cho người tiêu dùng:

1. Luôn giữ lạnh

Khi đi siêu thị, sữa là món bạn chọn cuối cùng trước khi ra quầy thanh toán. Vì đôi lúc thời gian mua sắm quá lâu, nhiệt độ thay đổi cũng là lí do làm sữa dễ bị hư vì sữa luôn cần được giữ lạnh để luôn đảm bảo chất lượng và tươi ngon nhất.


Sữa cần được bảo quản lạnh để có hương vị và dưỡng chất tốt nhất

2. Xem kĩ hạn sử dụng (HSD)

Hạn sử dụng sẽ đưa ra thông tin về khoảng thời gian sữa giữ được độ tươi cũng như các chất lượng tốt nhất của nó. Hãy chọn mua những sản phẩm mới nhất, tức là có ngày sản xuất (NSX) gần nhất.

Tuy nhiên, sau khi bạn đã mở hộp sản phẩm sữa thì hạn sử dụng được in trên bao bì của sản phẩm sẽ không còn được áp dụng được nữa. Lúc này, chất lượng của sữa sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cách bảo quản sữa của người tiêu dùng. Thông thường sau khi mở hộp, trung bình sữa thanh trùng vẫn giữ được chất lượng tốt nhất  trong 7 ngày.

Các loại sữa tươi chứa trong hộp giấy được tiệt trùng theo phương pháp hiện đại thì không cần trữ lạnh trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp thì phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ. Với các loại sữa tươi tự nấu, hãy cố gắng dùng hết trong vòng 24h. Cũng như tất cả các loại sữa khác, cần lưu ý đến độ an toàn và vệ sinh khi sử dụng loại sữa này.

3. Đông lạnh sữa

Sữa có thể được làm đông lâu nhất là 3 tháng. Bạn dễ dàng rã đông sữa bằng cách chuyển từ ngăn đá sang ngăn mát của tủ lạnh để sữa có thể từ từ loãng ra. Sữa đông vẫn giữ được chất dinh dưỡng như sữa thường, tuy nhiên sẽ loãng hơn rất nhiều so với sữa thông thường.

4. Sử dụng sữa và bảo quản ở nhiệt độ phù hợp

Để bảo quản độ tươi cũng như chất lượng của sữa, hãy hạn chế đổ sữa, sang sữa qua các dụng cụ chứa đựng khác như bình nước, ly, bình sữa nhiều lần.

Cần lưu ý khi để sữa trong tủ lạnh hay tủ đông, cần để sữa riêng biệt, tránh xa các loại thức ăn có mùi nặng như thịt sống, cá tươi, …

Để hạn chế nấm mốc, đóng váng, sữa cần được giữ lạnh liên tục. Khi sữa được giữ lạnh, các chất dinh dưỡng có xu hướng lắng xuống đáy hộp. Vì vậy, bạn hãy lắc đều sữa trước khi uống để cơ thể nhận được đầy đủ chất từ sữa mang lại. thêm vào đó, sữa có vị ngon hơn khi được uống lạnh.

Tuyệt đối không sử dụng sữa sau khi đã mở hộp và để trong nhiệt độ phòng không có máy lạnh lâu hơn 2 giờ.

Theo Homefamily.net

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm